Cơ cấu nguyên phụ liệu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 86)

Theo cơ cấu hàng hoá nhập khẩu trong thời gian qua, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm phần phần lớn trong tổng kim ngạch; tỷ trọng của nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất luôn đạt trên 80%, trong khi các giai đoạn trước chỉ chiếm khoảng 70 - 75%. Điều đó đã đặt ra vấn đề về khâu sản xuất hàng phụ trợ, vật tư nguyên liệu cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

a. Ngành da giày

Là quốc gia xuất khẩu giày dép lớn thứ tư thế giới, nhưng điểm yếu lớn nhất của ngành da giày nước ta vẫn là gia công cho nước ngoài, lệ thuộc vào nguyên phụ liệu, công nghệ, thiết bị nhập khẩu. Trong khi đó, chủ trương đầu tư đẩy mạnh sản xuất nguyên phụ liệu nhằm giảm dần sự lệ thuộc vào nhập khẩu lại đang gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là các nhà máy thuộc da, vì lo ngại ô nhiễm môi trường. Ngoài việc các địa phương ngại cấp phép vì lý do môi trường, còn có nguyên nhân khác là chi phí đầu tư dự án thuộc da lớn, khiến doanh nghiệp không mặn mà.

Nguyên phụ liệu vốn chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm giày dép, khoảng 68 - 75% giá thành sản phẩm, nên có vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành, cũng như gia tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có nhiều nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất giày dép; sản xuất trong nước mới đáp ứng chưa đầy 40% nhu cầu.

Tính riêng lĩnh vực thuộc da, cả nước hiện có 30 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng năng lực sản xuất hạn chế. Tuy nhiên, với sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ ngành, trong thời gian qua, một số lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu da giày đã được phát triển; trong sốđó, lĩnh vực sản xuất đế giày phát triển khá mạnh và hiện trong nước đã đáp ứng tới 70% nhu cầu; còn phụ liệu trang trí, khả năng trong nước tới nay đã đáp ứng được 40-45%, và có rất nhiều điều kiện để phát triển. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều lĩnh vực mà các doanh nghiệp trong ngành da giày vẫn phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu ví dụ như phụ liệu dành cho giày nữ; các loại keo dán, hóa chất cũng chỉ pha chếđược một ít từ nguyên liệu nhập khẩu, đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu.

Trong chiến lược phát triển đến năm 2020, ngành da giày hướng trọng tâm vào phát triển sản xuất nguyên phụ liệu. Một trong những giải pháp quan trọng là sẽ xây dựng một cụm công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và phối hợp với ngành dệt may xây dựng ít nhất một khu công nghiệp da.

b. Ngành dệt may

Nhu cầu sử dụng nguyên phụ liệu trong nước của các doanh nghiệp dệt may là rất lớn và chủ động nguồn nguyên phụ liệu trong nước là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp, nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên đây là bài toán không đơn giản nhằm đẩy mạnh việc cung cấp nguyên liệu bông, xơ sản xuất trong nước, từng bước đáp ứng nhu cầu bông, giảm nhập siêu, tạo điều kiện để ngành dệt may tăng trưởng và phát triển ổn định.

Hiện nay, các nguyên liệu trong nước như bông đã đáp ứng được 10%; xơ, sợi tổng hợp: 60%; sợi: 70%; vải: 50%; phụ liệu: 70%. Ðiều này cho thấy, ngành sản xuất nguyên phụ liệu trong nước đã tăng trưởng đáng kể và tỷ trọng nội địa hóa trong các sản phẩm dệt may đã tăng khá. Bên cạnh đó, chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; theo đó đến năm 2015, diện tích

năm 2020, sản lượng bông xơ khoảng 60.000 tấn/năm; đáp ứng 60% nhu cầu cho ngành dệt may trong nước.

Mặt khác, để giải quyết bài toán nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, năm 2010, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã hạn chế đầu tư dàn trải mà tập trung vào khâu tạo giá trị gia tăng cao cho ngành sản xuất cốt lõi dệt may. Hiện, tổng số vốn đầu tư mà Vinatex dành cho các chương trình trọng điểm năm nay là hơn 1.400 tỷ đồng, trong đó có việc liên doanh sản xuất xơ polyester và tìm địa điểm xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm; thêm nữa, Vinatex đang triển khai chương trình phát triển cây bông với việc tích cực tìm kiếm quỹđất để phát triển trang trại sản xuất bông tập trung, theo đó, có 8 dự án đã đăng ký thực hiện với diện tích gần 2.000 ha, trong đó 2 dự án đang triển khai. Ngoài ra, Vinatex và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cũng đang phối hợp xây dựng nhà máy sản xuất sợi tổng hợp tại khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) với công suất 600 tấn/ngày, dự kiến năm 2012 đi vào sản xuất, đáp ứng 100% nhu cầu xơ, sợi tổng hợp cho ngành dệt. Đặc biệt, Vinatex còn xây dựng 4 khu công nghiệp dệt, nhuộm tại các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Long An và Trà Vinh nhằm khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may.

c. Ngành Nhựa

Hiện nay, ngành nhựa đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình 15 – 20%/năm; Nhựa cũng được đánh giá là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, đứng thứ 4 sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê; sản phẩm nhựa ngày càng phổ biến ở thị trường nội địa. Trong nước, sản phẩm nhựa cũng đã có mặt trong hầu hết các ngành, từ công nghiệp, nông nghiệp đến giao thông vận tải, xây dựng... Những sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao nhưống dẫn dầu, đồ nhựa cho ôtô hay máy vi tính cũng đã được các doanh nghiệp sản xuất thành công, thay thế hàng nhập khẩu.

Tuy nhiên, ngành nhựa vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Hiện mỗi năm ngành nhựa cần 1.5 triệu tấn nguyên phụ liệu, trong khi sản xuất nội địa mới đáp ứng khoảng 300.000 tấn; sản xuất chất dẻo trong nước hiện nay chỉđáp ứng được khoảng 10 - 15% nhu cầu nguyên vật liệu.

Trong giai đoạn 2010-2015, ngành Nhựa đang dần hạn chế phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu, đặc biệt khi các tổ hợp hóa dầu hoạt động. Hiện có nhiều dự án sản xuất nguyên liệu nhựa PP, PE đang được triển khai; dự kiến đến hết năm 2010 khi đi vào hoạt động, các nhà máy mới có thể nâng

tổng công suất của ngành nhựa thêm khoảng 1.2 triệu tấn/năm. Việc gia tăng sản lượng của ngành cũng sẽ gặp thuận lợi khi các dự án sản xuất hạt nhựa trong các tổ hợp lọc hóa dầu (như Dung Quất) từng bước trở thành hiện thực; điều này có thể giúp giảm thiểu rủi ro biến động nguồn nguyên vật liệu và biến động tỷ giá.

d. Ngành cơ khí

Trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ngành cơ khí thiết bị tăng mạnh so với các năm trước. Tuy nhiện, do các ngành công nghiệp phụ trợ cho mặt hàng này trong nước còn thiếu và ít, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Chính vì vậy, nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất của ngành chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài (chiếm tới 82% tổng kim ngạch). Mặt khác, do đây là nhóm ngành cần có kỹ thuật và công nghệ cao; nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước chủ yếu là nguyên liệu thô, vì vậy, việc tự đáp ứng nguồn nguyên phụ liệu trong nước của các doanh nghiệp là rất khó khăn.

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 86)