lượng cao và có khả năng cạnh tranh cao trên thương trường quốc.
- Xây dựng chính sách, chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật theo chiến lược phát triển và mở rộng sản xuất của doanh nghiệp mình đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Có chính sách đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới hàm lượng công nghệ cao, có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các sản phẩm sử dụng từ nguyên liệu vật tưđặc trưng của Việt Nam
- Trong quá trình kinh doanh ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI đã chú trọng khai thác nhiều tài nguyên tự nhiên (nhất là tài nguyên không tái tạo như khai thác mỏ khoáng sản), gây tàn phá môi trường tự nhiên. Bài học của doanh nghiệp Vedan cũng chỉ là một ví dụ mới nhất, mà hệ quả chưa nhìn thấy hồi kết. Đó là chưa kể ô nhiễm khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi... thậm chí phá hoại đa dạng sinh học cũng cần được quản lý chặt chẽ. Trong khi đó, việc đầu tư sử dụng công nghệ mới và chuyển giao công nghệ mới còn rất hạn chếở các doanh nghiệp FDI.
+ Một nghiên cứu gần đây về hiệu quả của khu vực FDI thông qua các chỉ số về năng suất như ICOR (tỷ số gia tăng vốn và đầu vào) và TFP (hệ số năng suất các nhân tố tổng hợp) đã cho kết quả rằng trong giai đoạn 2004- 2009, hệ số TFP của các khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp FDI lần lượt là: 8,6; 3,1 và -17,6. Hệ số TFP của khối doanh nghiệp FDI âm cho thấy, sự tăng trưởng ở khu vực này chủ yếu nhờ các yếu tố khác, ví dụ lao động rẻ mạt, chứ không phải do công nghệ. Trên thực tế, khảo sát ở nhiều
doanh nghiệp FDI cho thấy máy móc, công nghệ được đối tác nhập vào Việt Nam đều cũ kỹ hoặc đã khấu hao hết.