Khả năng đóng góp của các doanh nghiệp FDI trong xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 64)

hoạch cơ bản được xác định là:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 - 7,5%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 2.000 USD, tăng 1,7 lần năm 2010; năng suất lao động năm 2015 gấp 2 lần năm 2010.

+ Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7%/năm.

+ Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, kiểm soát nhập siêu đến năm 2015 còn dưới 15% kim ngạch xuất khẩu.

+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân khoảng 40% GDP. Giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, bình quân 5 năm ở mức dưới 5% GDP, phấn đấu đến năm 2015 còn 4,5%. Giữ mức nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn.

+ Tỉ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 55% tổng lao động xã hội; tỉ lệ hộ nghèo giảm 2%/năm, tỉ lệ che phủ rừng vào năm 2015 đạt 42%...

2.1.2.2. Kh năng đóng góp ca các doanh nghip FDI trong xut khu. khu.

a. Về thị trường

Hiện nay, thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp FDI vẫn là các thị trường truyền thống như: EU, Hoa Kỳ, các nước Châu Á có nền kinh tế phát triển và mới nổi. Tuy nhiên, sau thời kỳ khủng hoảng, các thị

trường có xu hướng chuyển dịch thị hiếu tiêu dùng sang các sản phẩm giá rẻ, hàm lượng chế biến. Việc định hướng lại thị trường xuất khẩu sẽ làm gia tăng giá trị hoạt động của các doanh nghiệp FDI.

Bảng 2.1: Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp FDI

(ĐV tính: %)

Nội dung Cơ khí – tử Điện Dda giệt may – ầy phThẩựm c

Xuất khẩu 24 – 25 79 – 80 23 – 27 Tiêu thụ trong nước 74 – 75 20 72 – 76 Bán cho DN trong nước 42 – 43 33 – 35 48 – 60

Bán cho DN FDI 20 – 21 2 – 3 13

Tự phân phối 35 – 36 61 – 63 26 – 28

(Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả) Khi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động lớn đến xuất khẩu, việc chuyển dịch thị trường sẽ rất có ý nghĩa. Số nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam đã tăng từ 38 nước và vùng lãnh thổ năm 1987 lên 56 năm 1990, 100 năm 1995, 192 năm 2000 và lên 210 vào năm 2005.

Thị trường châu Á chiếm trên dưới một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2010 đã giảm mạnh hơn tốc độ chung (giảm 21,2% so với giảm 10,1%), nên tỷ trọng đã giảm từ 50% trong cùng kỳ năm 2009 xuống còn 43,8% của năm 2010. Giảm mạnh nhất là Nhật Bản, giảm 40%, Hàn Quốc giảm 11%, Trung Quốc giảm 9%... Trong giai đoạn 2011 – 2015, thị trường này được nhận định sẽ vẫn giữở mức tương đương.

Thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường đã và đang được quan tâm, vì hiện có ba lợi thế: đồng Yên lên giá mạnh, hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản với nhiều ưu đãi thuế hơn trước có hiệu lực từ đầu tháng 7; kinh tế Nhật Bản đã có dấu hiệu tốt lên nhờ chính sách kích thích tiêu dùng của Chính phủ3.

ASEAN là một bộ phận của thị trường châu Á, vừa là thị trường lớn; tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đã giảm từ 18,2% xuống còn 16,7%. Nhập siêu từ ASEAN cũng luôn ở mức cao.

Châu Âu là thị trường lớn thứ hai trong các châu lục đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng. Tỷ

3 Cần lưu ý rằng, châu Á cũng là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất. Trong khi với thị trường này, Việt Nam xuất khẩu 12,1 tỷ USD thì nhập khẩu lên đến 23,9 tỷ USD, nhập siêu lên đến 11,8 tỷ USD, cao gấp

trọng của thị trường châu Âu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 20% lên 26% và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn 2011 – 2015.

Đối với thị trường châu Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ, đây là thị trường mang lại thặng dư thương mại cao cho xuất khẩu của Việt Nam4. Trong giai đoạn 2011 – 2015, thị trường này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều triển vọng cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, khi mà ngoài Hoa Kỳ, các thị trường mới nổi khác đang có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn.

Châu Đại Dương là thị trường lớn thứ tư trong các châu lục, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đang có xu hướng giảm. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này đã giảm từ 7,1% xuống còn 4,7%. Trong quan hệ buôn bán với châu Đại Dương, Việt Nam tiếp tục giữ vị thế xuất siêu, nhưng mức xuất siêu đã giảm từ 1,05 tỷ USD xuống còn trên 0,74 tỷ USD5.

Trong quan hệ buôn bán của Việt Nam với châu Phi, Việt Nam giữ vị thế xuất siêu. Tuy nhiên, do tỷ trọng thị trường này còn nhỏ, khả năng thanh toán không cao, nên dù tốc độ tăng cao nhưng tác động đến tốc độ chung không lớn. Mặc dù vậy, đây vẫn là thị trường được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong giai đoạn 2011 – 2015, đặc biệt đối với các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm chế biến.

b. Về mặt hàng

Sau khủng hoảng kinh tế thế giới (từ cuối năm 2007), thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của các thị trường đều có điểm chung là tiêu dùng các hàng hóa giá bình dân, có hàm lượng chế biến không cao. Tuy nhiên, trong 5 năm tới, xu hướng này có thể thay đổi khi nền kinh tếấm lên và các sản phẩm được yêu cầu cao hơn về chất lượng cũng như cạnh tranh hơn về giá cả. Nhóm tác giảđưa ra một số nhóm sản phẩm có khả năng tăng trưởng và được các doanh nghiệp FDI quan tâm trong thời gian tới.

Mặt hàng đá quý và kim loại quý:

Đây là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu rất lớn tới khu vực EU. Các nước thuộc liên minh châu Âu (EU) có nhu cầu sử dụng các sản phẩm đá và

4 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang châu Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ

21,2% lên 21,7%.

đá tự nhiên truyền thống lớn nhất trên thế giới. 10 nước tiêu thụ đá tự nhiên lớn nhất của EU hiện chiếm hơn 27% tổng số lượng tiêu thụđá của toàn cầu.

Nhu cầu về đá tự nhiên phục vụ cho ngành công nghiệp tăng mạnh từ năm 2002, tương đối ổn định từ sau năm 2005, đạt sản lượng khoảng 48,5 triệu tấn. Những nước sản xuất đá tự nhiên chính là Italia (49% tổng sản lượng của cả EU), Tây Ban Nha (19%), Hy Lạp (12%)… Tuy nhiên, hiện nay EU đang ngày càng nhập nhiều các sản phẩm đá đã hoàn thiện. Nhiều nước cung cấp các sản phẩm đá với giá rất rẻ cho EU, do đó sự phát triển trong ngành công nghiệp sản xuất đá tự nhiên của EU hiện đang phải đối mặt với khó khăn.

Nhìn tổng thể, nhu cầu về đá sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Trong khi các nước sản xuất đá truyền thống của EU như Italia, Tây Ban Nha… đang phải đối mặt với việc thiếu vốn đầu tư vào sản xuất, phân phối và marketing, thì nhu cầu về đá ngày càng tăng là một viễn cảnh tươi sáng đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu đá của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Mặt hàng mây tre đan:

Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu mây, tre đan cói thảm (MTĐ) nhiều nhất thế giới, với tổng doanh số hơn 210 triệu USD/năm. Với nguồn nguyên liệu lớn sẵn có, nhân lực dồi dào, Việt Nam hoàn toàn có khả năng chiếm lĩnh thị trường thế giới. Với việc được bạn hàng thế giới ưa chuộng, Việt Nam đã nằm trong tốp 3 sau Trung Quốc, Indonesia về sản phẩm tre xuất khẩu nhiều nhất. Thời gian tới, cần thu hút các doanh nghiệp FDI vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu mặt hàng này.

Mặt hàng dệt may:

Đây vẫn là nhóm hàng nằm trong top các sản phẩm đóng góp kim ngạch lớn cho xuất khẩu. Nhóm hàng này cũng là nhóm hàng thu hút được số lượng lớn vốn đầu tư FDI. Trong giai đoạn 2011 – 2015, với sự liên kết tốt trong các khâu may – giặt – thêu – in và sự luân chuyển nguyên phụ liệu giữa các doanh nghiệp FDI, ngành may mặc có khả năng làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu nhiều nhất cho các doanh nghiệp FDI.

Hàng điện tử, máy móc:

Đây là mặt hàng có hàm lượng chế biến và khoa học công nghệ cao nên cũng có nhiều mặt cần xem xét trong bài toán kinh tế chung của đất nước.

tiêu thụ trong nước cần được đặc biệt chú ý trong giai đoạn 2011 – 2015 để đảm bảo kim ngạch. Mặc dù vậy, đây vẫn là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao và được kỳ vọng trong giai đoạn 2011 – 2015.

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)