của các doanh nghiệp FDI.
Tại Việt Nam, công nghiệp phụ trợ chưa được phát triển, chưa khai thác triệt để nguồn nguyên liệu tại chỗ cho sản xuất hàng trong nước và xuất khẩu. Từ cơ cấu hàng hoá nhập khẩu trong thời gian qua, một vấn đềđặt ra là khâu sản xuất hàng phụ trợ, vật tư nguyên liệu cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn phải sử dụng hoàn toàn nguyên, phụ liệu nhập khẩu như máy vi tính, linh kiện điện tử, dây điện, cáp điện. Nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước luôn ở mức cao đối với các mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được (hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu) như: xăng dầu, phân bón các loại, máy móc thiết bị, sắt thép các loại, nguyên phụ liệu dệt may da và vải các loại, hoá chất và các sản phẩm hoá chất.... Trong cơ cấu hàng nhập khẩu thì máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất chiếm 82% tổng kim ngạch. Những mặt hàng này không thể hạn chế, do đây là nguyên liệu đầu vào của sản xuất, nhập khẩu để chuẩn bị cho chu kỳ sản xuất sau.
* Đối với ngành dệt may: Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu của ngành vào khoảng 3,2 tỷ USD trong đó 75% được sử dụng để gia công hàng dệt may xuất khẩu, còn một phần (khoảng 25%) dành cho sản xuất tiêu dùng nội địa.
Mỗi năm ngành dệt may phải nhập tới 70% nguyên phụ liệu, còn nguồn nguyên phụ liệu trong nước mới đáp ứng được 30% cho sản xuất và tập trung vào một số sản phẩm như bông đáp ứng được khoảng 10%; xơ-sợi tổng hợp 60%, sợi 70%, vải 50%, phụ liệu 70%. Vì vậy, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nguyên phụ liệu trong ngành dệt may cả nước hàng năm vẫn rất cao. Hầu hết các nguyên phụ liệu nhập khẩu chủ yếu từ các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Nguyên nhân khiến Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu cho ngành dệt may là do sản lượng lẫn diện tích trồng bông trong nước còn quá thấp. Trong khi đó, có một số nguyên phụ liệu khác mà trong nước đã sản xuất được thì giá thành lại cao hơn sản phẩm nhập khẩu tới 5%, hơn thế lại có chất lượng không ổn định.
+ Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu của ngành dệt may trong năm 2010 đã tăng 38,5% so với cùng kỳ năm trước. Hiệp hội Dệt May cho biết nguyên nhân chính là do: Khoảng 70% nguyên phụ liệu cho ngành sản xuất dệt may của Việt Nam vẫn dựa vào nhập khẩu. Do đó, nếu nhập khẩu nguyên phụ liệu tăng chứng tỏ sản xuất trong nước đang tiến triển rất tốt và những tháng sau sẽ có kết quả là kim ngạch xuất khẩu tăng lên. Ngoài yếu tố tăng khối lượng thì năm nay còn có yếu tố giá nguyên liệu đầu vào gia tăng rất mạnh, chẳng hạn như bông xơ, năm 2009 chỉ 1,3 USD/kg, nay đã tăng vọt lên 1,9 USD/kg, thậm chí trên 2 USD/kg, giá vải cũng tăng mạnh, kể cả sơ xợi cũng tăng...
+ Do kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước của ngành da giày khá cao (chiếm tới 68-75% giá thành sản phẩm); vì vậy để tháo gỡ những khó khăn hiện nay và đạt được các mục tiêu để ra cho giai đoạn 2011 – 2015 với chỉ tiêu đạt trên 9,8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015, ngành da giày Việt Nam xác định sẽ tiếp tục đầu tư phát triển ngành gắn liền với hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa sự dịch chuyển sản xuất từ các nước trên thế giới và trong khu vực. Đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư; cùng với đó, ngành sẽ tập trung đầu tư cho khâu sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và thông qua các mối liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, xây dựng các dự án đầu tư sản xuất giả da, da nhân tạo.
+ Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may da giày đạt khoảng 11,2 tỷ USD; trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu là trên 9 tỷ USD.
* Với ngành nhựa, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu; vì vậy, biến động giá nguyên liệu thế giới lập tức gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành nhựa. Hiện nay, giá nguyên liệu nhựa đã tăng 20 – 30% so với đầu năm 2010; trong các tháng gần đây, giá mặt hàng nguyên liệu nhựa đã giảm nhiệt do giá dầu trên thị trường thế giới sụt giảm. Tuy vậy, giá các loại mặt hàng này vẫn ở mức cao, đã tăng từ 20-30% so với đầu năm 2010.
Do năng lực sản xuất và công nghệ hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp nhựa đều phát triển từ các công ty gia đình; nguồn vốn ít, trình độ quản lý hạn chế, thiếu thông tin cập nhật nên những doanh nghiệp này thường đầu tư chủ yếu vào những mặt hàng đơn giản, tận dụng nguồn lao động thủ công giá rẻ và có tỷ suất lợi nhuận thấp. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư công nghệ cho các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, đặc biệt là các loại bao bì tự hủy, sản phẩm phục vụ nội địa hóa ngành ôtô, xe máy, điện tử, sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp và hạ tầng cấp thoát nước, các sản phẩm nhựa tiêu dùng... Vì thế, ngành nhựa Việt Nam vẫn chưa thể phát triển thành một ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành khác.
- Trong cơ cấu các doanh nghiệp FDI, ngành sợi là ngành phát triển nhất về sản xuất nguyên phụ liệu; lý do là khi kinh tế phục hồi thì những nhu cầu nguyên liệu nói chung như bông xơ, sợi, xơ sợi tổng hợp... đều tăng. Trong khi đó, Trung Quốc - vốn là một thị trường khổng lồ về nguồn nguyên phụ liệu, nhưng do vấn đề phát triển quá nóng dẫn đến nhu cầu nguyên liệu quá lớn trong những tháng đầu năm, nên thay vì xuất khẩu sợi, Trung Quốc phải quay sang nhập khẩu sợi từ Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ.
Mặt khác, hiện nay Trung Quốc đang bị áp thuế chống bán phá giá đang bị áp thuế chống bán phá giá vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Braxin, nên 2 thị trường này đang là lợi thếđối với ngành sợi Việt Nam trong việc tăng xuất khẩu.
Ngoài ra, do biến động lao động của Trung Quốc dẫn đến các doanh nghiệp dệt ở các tỉnh ven biển của Trung Quốc đang thiếu lao động nghiêm trọng nên nhiều nhà máy phải đóng cửa hoặc chuyển dịch lao động đi nơi
việc Trung Quốc phải nhập khẩu sợi tương đối lớn trong tháng 7 và tháng 8 năm 2010. Đó cũng là cơ hội cho Việt Nam, theo đà hiện nay các doanh nghiệp kéo sợi gần như đang hoạt động 100% công suất nên xuất khẩu sợi năm 2010 sẽ có tăng trưởng đáng kể, đóng góp chung vào xuất khẩu của toàn ngành.
- Do công nghiệp nhuộm hoàn tất của Việt Nam vẫn chưa phát triển nên đã tạo thành “nút thắt cổ chai” gây khó khăn cho ngành, mặc dù sợi và may mặc phát triển rất mạnh nhưng do Việt Nam không hoàn tất được nên khi kéo sợi, dệt vải xong đã phải bán sản phẩm, tất nhiên cũng có giá trị gia tăng nhưng không thật cao do chưa thu hút được đầu tư trực tiếp như may mặc. Do đó, cần phải có cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư để giải quyết được bài toán giảm xuất khẩu sợi, giảm xuất khẩu vải mộc, tăng xuất khẩu vải hoàn tất, tăng lượng vải cung ứng cho may xuất khẩu mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho ngành, đồng thời nâng cao tỷ lệ nội địa hoá.