1.7.2.1. Nhất quán quan điểm phát triển dựa trên cả nguồn lực bên trong và bên ngoài.
Qua kinh nghiệm của các nước cho thấy cần phải kiên trì theo đuổi cải cách và mở cửa, giữ vững nguyên tắc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài một cách chủ động, hợp lý và hiệu quả. Ở cả Việt Nam và các nước khác châu Á khác (như Trung Quốc), cam kết chính trị gần như đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và khu vực đầu tư nước ngoài nói riêng. Bài học rút ra từ kinh nghiệm các nước cả trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ngoài và các lĩnh vực khác là cần phải thống nhất nhận thức rằng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một nguồn lực kinh tế quan trọng, là khu vực năng động và đi đầu về kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản lý.
Mọi hoạt động kinh tế dù do các nguồn lực bên trong (từ Nhà nước và nhân dân) hay bên ngoài (từ đầu tư nước ngoài) hoạt động theo đúng pháp luật đều được coi là những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tất cả các thành phần đó đều phải được coi trọng, đối xử như nhau. Và để thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế năng động này, Việt Nam cần những chính sách nhất quán và bình đẳng trong đối xử với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
1.7.2.2. Mở cửa từng bước, hợp lý và vững chắc.
Theo kinh nghiệm của các nước, trong giai đoạn đầu, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều nhân công, công nghệ vừa phải như công nghiệp nhẹ và dệt may; sau đó từng bước mở rộng phạm vi thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm năng lượng, nguyên liệu thô, các ngành cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Quan trọng hơn, cần phải cố gắng liên tục cải thiện cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài, thông qua việc ban hành và sửa đổi Hướng dẫn về đầu tư nước ngoài, và đặc biệt tập trung vào hướng dẫn đầu tư nước ngoài đối với những ngành “được khuyến khích”.
+ Ví dụ: Trung Quốc tận dụng việc gia nhập WTO để tăng mức sử dụng vốn đầu tư và đểđầu tư trực tiếp nước ngoài tái cơ cấu kinh tế và cải thiện các ngành công nghiệp của Trung Quốc. Trong kế hoạch 5 năm, Trung Quốc khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào các ngành công nghệ cao và cơ sở hạ tầng, và khuyến khích các công ty này hình thành các trung tâm nghiên cứu và triển khai (R & D) và tham gia vào việc tái cơ cấu và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước.
Một bài học khác từ kinh nghiệm các nước là cần thu hút đầu tư nước ngoài vào những địa phương có nhiều lợi thếđể phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy thế mạnh của các vùng phụ cận về nguyên liệu, lao động và các nguồn lực khác. Đồng thời, có chính sách ưu đãi hơn nữa để khuyến khích đầu tư nước ngoài vào những vùng và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Bên cạnh đó, cần tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào các Khu công nghiệp tập trung đã hình thành theo qui hoạch được phê duyệt.
1.7.2.3. Thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và nước ngoài.
Cần tiến tới xây dựng một mặt bằng pháp lý thống nhất cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách khá thông thoáng, thuận lợi mà trọng tâm là dành cho đầu tư nước ngoài một số ưu đãi với phạm vi và mức độ khác nhau để thu hút dòng vốn quan trọng này. Chính sách đó bao gồm hai nội dung cơ bản là : (i) xóa bỏ một số rào cản của luật hiện hành đối với đầu tư nước ngoài; và (ii) áp dụng các tiêu chuẩn đối xử thuận lợi trên cơ sởđàm phán.
Đối với Việt Nam, trong quá trình hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã từng bước xóa bỏ một số biệt lệ không cần thiết giữa các qui định của pháp luật vềđầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước để hướng đến việc tạo lập một “sân chơi” bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
+ Xóa bỏ dần những hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Cần xem xét nới lỏng và tiến tới loại bỏ các yêu cầu nói trên theo hướng sau: (i) điều chỉnh lại các qui định của pháp luật về lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo hướng xóa bỏ trước hết hạn chế về hình thức đầu tưđối với dự án trong ngành sản xuất chế tạo hoặc có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm cao; (ii) chuyển sang sử dụng các biện pháp ưu đãi khuyến khích về tài chính là chủ yếu thay vì thực hiện các yêu cầu có tính áp đặt đối với việc xuất khẩu, nội địa hóa, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước ...
Mặt khác, để tăng cường tính minh bạch và dự đoán trước được của luật pháp, chính sách, cần xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tự do lựa chọn
nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào tất cả các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế mà pháp luật không hạn chế hoặc cấm.
Trên tinh thần đó, ngoài việc công bố rõ ràng các lĩnh vực không cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án gây nguy hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục và môi trường sinh thái ... cần công bố công khai, minh bạch điều kiện cấp phép đối với một số lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Đây không chỉ là yêu cầu của các tổ chức quốc tế về việc tăng cường tính rõ ràng và có thể dự đoán trước được của luật pháp, chính sách mà còn hết sẽ cần thiết đối với việc xây dựng qui hoạch và cơ chế chính sách đối với đầu tư nước ngoài.
+ Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, điều chỉnh qui định về tổ chức quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế.
Việc thành lập cũng như tổ chức quản lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải tuân thủ một số hạn chế và có nhiều khác biệt so với doanh nghiệp trong nước. Kinh nghiệm quốc tế và thực tế Việt Nam cho thấy, cần mở rộng hình thức pháp lý của doanh nghiệp FDI, loại bỏ dần những hạn chế về tổ chức quản lý của doanh nghiệp để tăng thêm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài...