Ưu tiên khuyến khích DN FDI sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 109)

cho xut khu.

- Thực hiện các giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI cho các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ, sẽ tạo nền tảng tốt cho xuất khẩu.

Cơ cấu phân bổ vốn FDI vào Việt Nam hiện nay còn chưa hợp lý. Hiện tại lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư vốn FDI; Đầu tư vào khai thác tài nguyên và bất động sản cũng có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đã bị giảm liên tục từ năm 2005 (từ 70,4% năm 2005 xuống còn 13,6% năm 2009). Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng có xu hướng giảm (năm 2006 chiếm khoảng 6% tổng vốn đăng ký, nhưng đến tháng 11/2008 chưa đạt tới 1%).

* Công nghiệp phụ trợ:

- Đầu tư nước ngoài trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào việc phát triển nền công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên ngành công nghiệp phụ trợ còn kém phát triển, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp. Thậm chí, vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ, có giá trị gia tăng thấp.

Khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên-phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm công nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ.

Để khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước về phát triển công nghiệp phụ trợ, như giải pháp tài chính, bảo lãnh tín dụng vốn vay cho các doanh nghiệp, xây dựng các cụm công nghiệp chuyên cho công nghiệp phụ trợ với những ưu đãi về giá đất. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào lĩnh vực này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do đó nếu thiếu sự giúp đỡ ban đầu thì không

dễđáp ứng được các yêu cầu khá cao của các doanh nghiệp chế tạo, sản xuất công nghiệp.

Thứ hai, lập các Trung tâm hỗ trợ (Techno Center) nằm trong khu công nghiệp, thực hiện một số nghiệp vụ chung cho các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp (hành chính, kế toán, nhân sự...) sẽ là một giải pháp hỗ trợ thiết thực, bên cạnh sự hỗ trợ tập trung vào quá trình hiện đại hóa quản lý doanh nghiệp (áp dụng các công cụ quản lý sản xuất như hệ thống kế toán, 5S...).

- Hỗ trợ thông qua việc xây dựng và công khai chiến lược, quy hoạch đối với công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ về hạ tầng, thuế và các chính sách tài chính khác đối với doanh nghiệp đầu tư công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ thông tin về các nhà sản xuất lớn, nhu cầu cũng như các tiêu chuẩn hợp tác...

* Công nghiệp chế biến, chế tạo

+ Năm 2009, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có số lượng dự án dẫn đầu (245 dự án), tuy nhiên quy mô vốn đăng ký chỉ đứng thứ 3, đạt 2,97 tỷ USD. Năm 2010, thu hút vốn FDI cho lĩnh vực này đã khả quan hơn, trong 10 tháng 2010, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực dẫn đầu trong thu hút vốn FDI, với tổng số vốn đạt 4,065 tỷ USD. Sản xuất phục hồi mạnh mẽ là nguyên nhân dẫn tới lượng vốn FDI đổ vào lĩnh vực chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn. Nếu nhìn trên kết quả hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp FDI đang thể hiện sự hồi phục mạnh mẽ sau giai đoạn trì trệ kéo dài.

- Đẩy nhanh tốc độ giải ngân có hiệu quả và khả năng hấp thụ nguồn vốn FDI.

+ Vấn đề giải ngân thực hiện vốn được xem là mục tiêu trọng tâm trong thu hút đầu tư nước ngoài cho những năm sắp tới vì ở những năm trước Việt Nam từng thu hút một lượng lớn vốn FDI đăng ký với những dự án có quy mô khá lớn, nhưng tỉ lệ giải ngân (tức là số vốn thực đi vào nền kinh tế) chưa cao.

+ Hiện nay, tình hình triển khai vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI đang có chiều hướng tăng rõ rệt. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, những tác động từ quy mô nền kinh tế, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng (giải tỏa đền bù, san lấp mặt bằng hoặc nguồn cung cấp điện không đủđáp ứng công suất hoạt động…), cũng như năng lực quản lý hiện tại của các cấp quản lý FDI... là những thách thức không nhỏđối với vấn đề giải ngân vốn, sức hấp thụ vốn bị giới hạn hơn.

- Xây dựng một chiến lược tổng thể phát triển ngành, cũng như định hướng đầu tư của vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệpđể các nhà đầu tư có thể xác định được phương hướng phát triển lâu dài và có những quyết định hợp lý. Ngoài ra phải có chính sách ưu đãi đối với những nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực này như miễn thuế nhập khẩu đối với công nghệ, miễn thuế giá trị gia tăng, ưu đãi tín dụng nhà nước, thuế sử dụng đất và các hỗ trợ đầu tư khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)