Các nhân tố tác động đến điều hành, kiểm soát hiệu quả thu hút FDI của Nhà

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 68)

hút FDI ca Nhà nước.

- Hệ thống pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động và quản lý các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện nên còn thiếu tính thống nhất, một số quy định chồng chéo nhau, có quy định thiếu tính chính xác, chưa phù hợp với thực tiễn trong nước và thông lệ quốc tế, gây khó khăn cho việc tìm hiểu, áp dụng, thi hành, đồng thời gây ra những khe hở cho các doanh nghiệp lách luật còn các cơ quan quản lí của nhà nước có thể áp dụng tuỳ tiện từđó gây tham nhũng, cửa quyền. Đều cơ bản là các văn bản luật và các văn bản dưới luật ban hành chậm, phải sửa đổi nhiều lần nên không đảm bảo được tính rõ ràng và dự đoán trước gây khó khăn cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp .

+ Ở góc độ nào đó, hệ thống chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI chưa thực sự mang tính khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, có những chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp FDI dẫn đến những sơ hở gây thiệt hại cho bên Việt Nam.

- Các chiến lược, quy hoạch tổng thể để thu hút và sử dụng FDI phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế mở.

- Công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thực thi pháp luật, chính sách về FDI còn chưa nghiêm túc, phương thức xử lí các vấn đề liên quan đến FDI còn lúng túng, thiếu nhất quán. Công tác kiểm tra giám sát hoạt động FDI theo pháp luật còn lỏng lẻo, vấn đề xử lý các vi phạm pháp luật chưa được coi trọng. Các công cụ hỗ trợđể thi hành, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật chưa được coi trọng và vận dụng tốt.

- Nguồn nhân lực. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ quản lý kinh tế trong lĩnh vực FDI và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không theo kịp tình hình phát triển của hoạt động FDI

đã tạo ra sự hụt hẫng quá lớn, gây thiệt hại cho phía Việt Nam và cho đất nước.

- Hạ tầng kinh tế - xã hội. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội đã

được chú trọng nhưng còn nhiều bất cập.

* Nguyên nhân:

- Hoạt động quản lý nhà nước với FDI là hoạt động mang tính tổng hợp phức tạp, liên quan đến hoạt động quản lý của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Hơn nữa không phải là vấn đề của một quốc gia mà còn liên quan đến nhiều tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là vấn đề hoàn toàn mới mẻđối với đội ngũ các nhà hoạch định chính sách cũng nhưđiều hành trực tiếp công tác quản lý. Vì vậy những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý là không thể tránh khỏi. Mặc dù phần lớn trong đội ngũ các nhà quản lý nước ta nói chung và quản lý FDI nói riêng từ trung ương đến địa phương đều tận tâm tận lực trong công việc của mình vì sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, mong muốn đóng góp trí tuệ để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu.

- Quan điểm của các cấp các ngành còn chưa thống nhất về vai trò của FDI trong phát triển kinh tếở nước ta, còn có những quan điểm khác nhau về hiệu quả của FDI. Điều đó ảnh hưởng, chi phối không nhất quán tới việc hoạch định chính sách, xây dựng luật pháp cũng như công tác chỉ đạo điều hành thực tiễn đối với hoạt động này.

- Quá trình mở cửa thu hút FDI của nước ta được tiến hành chậm hơn so với các nước trong khu vực do chính sách cấm vận, bao vây, cô lập Việt Nam của các thế lực thù địch cho nên những kiến thức và kinh nghiệm thu hút, quản lý đối với hoạt động này chưa nhiều. Đồng thời chiến tranh kéo dài đã để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã gây ra những tác hại nhiều mặt trong hoạt động quản lý đặc biệt việc để lại nếp tư duy quản lý lạc hậu, duy ý chí, trì trệ, quan liêu, mang nặng tính chất hành chính, không chú ý vận dụng các qui luật khách quan đang ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động quản lý nhà nước. Nhà nước lúng túng, vấp váp trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với FDI trong điều kiện phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được xem là hiệu quảđương nhiên của các quá trình trước đó.

- Công tác cải cách thể chế hành chính tiến hành chậm trong khi quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường đã hơn 20 năm đòi hỏi thượng tầng kiến trúc phải thích hợp với hạ tầng kiến trúc. Khi nhiệm vụ của các cơ quan quyền lực thay đổi nhất thiết phải có sự thay đổi về chức năng và phương pháp điều hành của bộ máy quản lý nhằm thực hiện, thích ứng và đảm bảo cho quá trình chuyển đổi từ thể chế kế hoạch hoá sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Để đảm đương các chức năng và hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một chính quyền tài năng và hiệu quả, có năng lực và thích ứng với các phương pháp điều hành của nền kinh tế thị trường. Trong khi đó quá trình cải cách hành chính không theo kịp với sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế vẫn còn cồng kềnh, chồng chéo, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế, thiếu kiến thức. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước kém hiệu quả, dẫn đến những thủ tục phức tạp, rườm rà, gây sách nhiễu đối với doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Sự khác biệt về điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội so với các nước trong khu vực như chế độ sở hữu, chế độ hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong hợp tác đầu tư nước ngoài. Ở Việt Nam, tham gia liên doanh với nước ngoài chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước. Sự khác biệt này đòi hỏi sự sáng tạo trong công tác quản lý nhưng năng lực và trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế.

- Tác động của quá trình cạnh tranh quốc tế trong thu hút FDI của các nước trong khu vực diễn ra gay gắt, đặc biệt là Trung Quốc và các nước ASEAN đã gây ra những tác động lớn trong lĩnh vực điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam theo hướng tương thích với các nước trong khu vực. Điều này gây ra tình trạng các chính sách vừa mới ban hành ở Việt Nam đã lạc hậu và đòi hỏi phải có điều chỉnh kịp thời. Khi Việt Nam điều chỉnh luật đầu tư nước ngoài tăng thời gian liên doanh lên 70 năm thì Thái Lan đã chuyển sang cơ chế cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất vĩnh viễn. Trung Quốc còn có quyết định cho phép nhà đầu tư đầu tư nước ngoài liên doanh trong thời gian 99 năm.

2.1.3.2. Các gii pháp nhm khác phc các nhân t có tác động tiêu cc đến hot động thu hút vn đầu tư nước ngoài ti Vit Nam trong thi

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 68)