Triển vọng kinh tế thế giới giai đoạn 2011 – 2015

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 54)

Năm 2010 đánh dấu thời kỳ “quá độ” của kinh tế thế giới và là năm bản lề của giai đoạn hậu khủng hoảng, bắt đầu sự phục hồi của nền kinh tế thế giới trong những năm tới. Các nền kinh tế trên thế giới đều đang hồi phục, nhưng sự hồi phục là không đồng đều và chậm ở các nền kinh tế phát triển lâu đời. Một số nước bằng các hình thức khác nhau vẫn tiếp tục đưa ra các gói hỗ trợ kinh tế; Lãi suất cho vay bằng đồng bản tệ vẫn ở mức rất thấp để khuyến khích đầu tư, phát triển; Đa số các đồng bản tệ đều tăng giá so với USD; Sức tiêu dùng được khôi phục chủ yếu do được “hậu thuẫn” bởi các gói hỗ trợ kinh tế.

* Kinh tế thế giới đang hồi phục sau khủng hoảng và có dấu hiệu khởi sắc.

Theo tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2011- 2015 và những năm tiếp theo. Khối lượng GDP toàn cầu được dự báo sẽ tăng từ 32 nghìn tỷ USD (theo giá năm 2000) năm 2010 lên 42 nghìn tỷ USD vào năm 2015 và 53 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Cơ quan tình báo kinh tế Anh cũng đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2010-2020 sẽ đạt mức trung bình khoảng 3,5%/năm. Trong giai đoạn 2011-2015, luồng vốn đầu tư giữa các quốc gia tiếp tục tăng và sau đó là sự gia tăng của các hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia, các khu vực thông qua hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cũng trong thời kỳ này, các hoạt động kinh tế thế giới có xu hướng chuyển dịch sang khu vực Châu Á. Đặc biệt là các nước Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…) biến khu vực này thành một trong những trung tâm kinh tế của thế giới bên cạnh những nền kinh tếđã phát triển như Bắc Mỹ (chủ yếu là Hoa Kỳ). EU…

* Kinh tế thế giới tăng trưởng là cơ sở để thương mại toàn cầu giai

đoạn 2011-2020 tăng nhanh và giá trị xuất khẩu toàn thế giới dự báo đạt 20 nghìn tỷ USD vào năm 2020 (so với mức 9 nghìn tỷ USD năm 2005).

Do kinh tế phát triển, cầu về hàng hóa các loại và tiêu dùng hàng ngày của dân cư sẽ gia tăng nhanh. Nhu cầu tiêu thụ nguyên vật liệu dự đoán sẽ tăng nhanh hơn của các nước công nghiệp phát triển do được kính thích bởi yếu tố tăng dân số, tăng thu nhập và sự có sẵn các nguồn cung cấp.

* Các cam kết khu vực và quốc tế nhằm thực hiện tự do hóa thương mại đang là cơ hội để hàng hóa các quốc gia được tự do lưu thông trên thị

trường thế giới, hàng hóa của Việt Nam nói cũng được lợi từ vấn đề này.

Việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do khu vực và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO từ năm 2007 đã giúp hàng hóa của Việt Nam được tự do lưu thông, không phải chịu ảnh hưởng của các rào cản về thuế khi thâm nhập vào thị trường các nước khác trên thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội thâm nhập hiệu quả vào thị trường các nước khác trên thế giới, các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam cũng phải cạnh tranh bình đẳng với hàng hóa và các doanh nghiệp của các nước khác trên toàn thế giới.

* Cách mạng khoa học công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ.

Khoa học – công nghê ngày càng khẳng định vai trong là một trong những lực lượng sản xuất quan trọng trong phát triển kinh tế của các quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, nhất là những nước mà sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tăng đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng công nghiệp và hiện đại.

* Các thị trường được hình thành một cách đồng bộ.

- Triển vọng của thị trường tài chính

Thị trường tài chính thế giới đã có những tín hiệu phục hồi rất khả quan. Sự hồi phục của thị trường tài chính Hoa Kỳ, cùng những dấu hiệu khởi sắc của thị trường tài chính tại một số quốc gia châu Á đã báo hiệu triển vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho thị trường tài chính thế giới giai đoạn hậu khủng hoảng. Báo cáo kết quả kinh doanh quý I và quý II của các tập đoàn và

quay trở lại thị trường tài chính với tâm lý lạc quan và tin tưởng. Sự phục hồi của thị trường tài chính, đặc biệt và trước hết, được thể hiện qua sự phục hồi của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

- Triển vọng của thị trường bất động sản

Sau khoảng thời gian trầm lắng dưới tác động của suy thoái kinh tế, thị trường bất động sản thế giới nói chung và thị trường nhà đất Hoa Kỳ nói riêng tiếp tục trên đà hồi phục. Số liệu thống kê của Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho thấy, doanh số bán nhà xây mới trong tháng 6 vừa qua đã hồi phục tốt hơn kỳ vọng của mọi nhà đầu tư. Cụ thể, số lượng nhà xây mới trao tay trong tháng cuối cùng của quý II đã tăng với tốc độ khá lớn là 23,6%. Đồng thời, số lượng nhà xây mới cung ứng trên thị trường cũng tăng lên, đạt mức cao nhất kể từ thời kỳ khủng hoảng. Lãi suất tín dụng được giữ ổn định ở mức thấp, cùng với giá nhà đất liên tục giảm sâu kể từ sau khi chương trình ưu đãi thuế của Chính phủ đã hối thúc người dân Hoa Kỳ mạnh dạn hơn trong việc chi tiêu mua nhà và đầu tư trở lại vào thị trường bất động sản. Khu vực Đông Bắc dẫn đầu về doanh số giao dịch bất động sản trong tháng qua với tốc độ 46%, đứng thứ hai là phía Nam với 33% - khu vực có diện tích đất hoang lớn nhất cả nước. Trong khi đó, khu vực phía Tây Hoa Kỳ - nơi tập trung các thành phố lớn lại giảm 6,6%.

Tương tự Hoa Kỳ, thị trường bất động sản tại một số nước châu Âu cũng đang trên đà phục hồi. Giá trị các thương vụ mua bán bất động sản thương mại châu Âu đã tăng 80% trong quý II/2010 so với cùng kỳ năm 2009. Đặc biệt, Anh chiếm khoảng 40% giá trị thương vụ bất động sản thương mại tại khu vực châu Âu - Trung Đông - châu Phi trong quý II. Những vụ giao dịch bất động sản lớn nhất tại châu Âu thời gian qua rơi vào khu vực London - Anh, với những thương vụ lớn như quỹ Metro Shopping Fund bán trung tâm thương mại N1 tại khu Islington ở London với giá khoảng 170,6 triệu USD cho công ty Henderson Global Investors hay tập đoàn đầu tư Carlyle Group đồng ý trả 671 triệu USD để mua lại 6 toà cao ốc tại London.

Cùng với đà phục hồi chung, thị trường bất động sản khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng có chiều hướng đi lên. Báo cáo triển vọng thị trường toàn cầu của Jones Lang LaSalle đã cho thấy, kinh tế khu vực châu Á đã tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm trước trong quý 4/2009. Chỉ số tăng trưởng kinh tế khu vực dự báo tăng 7- 8% trong năm 2010 đã thu hút hàng loạt các nhà đầu tư lớn đến với thị trường này, như công ty tư vấn địa ốc DTZ Singapore

dự kiến, tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2010 sẽ đạt 85 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2009.

- Triển vọng của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán các nước, đặc biệt là các thị trường như Brazil, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tăng trưởng với tốc độ 2 hoặc thậm chí là 3 con số. Sàn chứng khoán PFTS Stock Exchange của Ukraina, các chỉ số Sensex của Ấn Độ, DAX của Đức, chỉ số CAC-40 của Pháp, FTSE 100 của Anh, chỉ số MSCI trên thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương, chỉ số FPTEurofirst 300, Stoxx Euro 600 Index,... tuy có thời gian biến động thất thường, nhưng xu hướng chung là đi lên, cho thấy những dấu hiệu phục hồi của thị trường này sau khủng hoảng. Báo cáo lợi nhuận khả quan của nhiều công ty lớn như HSBC Holdings Plc, BNP Paribas SA,... là một trong những nhân tố góp phần cho sự phục hồi của thị trường. Trong khi đó, cổ phiếu của BP - hãng có cổ phiếu đứng thứ 5 trong chỉ số tiêu chuẩn Stoxx Europe 600, hồi phục lên mức cao nhất kể từ năm 2008, sau khi có thông báo hãng đã chấm dứt việc giải quyết sự cố tràn dầu từ giếng dầu tại Vịnh Mexico, đã tăng mạnh mẽ trở lại.

+ Các chỉ số chứng khoán trong năm 2010 hầu hết đều tăng trở lại sau giai đoạn bất ổn (2008 – 2009). Chỉ số S&P 500 có mức tăng bình quân trong năm 2010 là 11,34%, chỉ số Dow Jones có mức tăng 9,29%, chỉ số Nasdaq có mức tăng 18,79% trong năm nay và mức tăng bình quân các tháng cuối năm đạt 24,3%...

- Những tín hiệu phục hồi khác

+ Chỉ số niềm tin kinh doanh

Chỉ số niềm tin kinh doanh toàn cầu đã tăng lên, góp phần vào những dấu hiệu thể hiện sự phục hồi lạc quan của kinh tế thế giới. Các chỉ số niềm tin kinh doanh tại Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Brazil và một số thị trường châu Âu tăng lên đáng kể từ quý III/2009 và tiếp tục giữ xu hướng này đến nay, như chỉ số niềm tin toàn cầu do Nielsen thực hiện đo lường sự lạc quan của người tiêu dùng, những mối quan tâm chính và hành vi mua sắm của 30.500 người dùng internet tại 54 quốc gia. Trong cuộc khảo sát từ ngày 28/9 đến 16/10 năm 2009 cho thấy, Hồng Kông cho thấy sự nhảy vọt trong quý III so với quý II năm 2009, tăng thêm 14 điểm, theo sau là Hàn Quốc và Brazil. Trong khi

+ Tăng trưởng GDP thế giới, tạo ra nhu cầu lớn hơn về nhập khẩu hàng hóa

Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), khối lượng GDP toàn cầu sẽ từ 32 nghìn tỷ USD tăng lên 42 nghìn tỷ USD vào năm 2015 và 53 nghìn tỷ USD (theo giá năm 2000) vào năm 2020. Theo dự báo của Cơ quan tình báo Kinh tế Anh, quy mô nền kinh tế toàn cầu năm 2020 so với năm 2005 sẽ tăng khoảng 66% (với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 3,5%/năm - chỉ tiêu này năm 2005 là 4,8%, năm 2006: 5,4%); còn theo Hội đồng tình báo quốc gia Hoa Kỳ (NIC) quy mô kinh tế thế giới sẽ tăng 80% so với năm 2000, thu nhập bình quân đầu người của cả thế giới sẽ tăng hơn 50% (năm 2004, GDP bình quân đầu người toàn thế giới, theo giá thực tế 6393 USD, theo sức mua tương đương 8760 USD, riêng 55 nước và vùng lãnh thổ có thu nhập cao theo cách phân loại của LHQ: 30970 USD, còn 60 nước có thu nhập thấp, bao gồm Việt Nam, là 2260 USD).

+ Tỷ lệ thất nghiệp

Khủng hoảng kinh tếđã gây ra những tác động mạnh mẽđến thị trường việc làm thế giới. Thất nghiệp xảy ra ở nhiều nơi, bất kể thể chế chính trị và tiềm lực kinh tế, trở thành mối lo ngại của Chính phủ các nước. Tuy nhiên, tình trạng này đã được cải thiện đáng kể từ quý IV năm 2009 và tiếp tục có những dấu hiệu khả quan từ đầu quý I năm nay. Tại Đức, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 4 năm nay đã giảm mạnh xuống 8,1%; với 3,4 triệu người tìm được việc làm mới - tăng 162.000 người so với tháng trước đó. Điều này được xem là dấu hiệu khả quan cho thấy tốc độ phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế nước này.

Tại các quốc gia châu Âu khác, tỷ lệ thất nghiệp tháng 6/2010 không tăng và duy trì ở mức 10%. Tại Tây Ban Nha, số lượng người thất nghiệp tháng 6/2010 giảm đáng kể và là tháng thứ 3 giảm liên tiếp, cho thấy tín hiệu phục hồi kinh tế hậu khủng hoảng của quốc gia này. Trong khi đó, báo cáo của Bộ Lao động Hoa Kỳ cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này trong tháng 6 năm 2010 đã giảm, từ 9,7% xuống còn 9,5%. Số lượng việc làm tại các công ty tăng gần 83 nghìn việc làm và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm tại 39 bang trên toàn Hoa Kỳ.

+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ:

Doanh số bán lẻ và giá tiêu dùng của Hoa Kỳ có những dấu hiệu phục hồi và tăng khá mạnh. Báo cáo của Bộ Thương mại và Bộ Lao động Hoa Kỳ

cho thấy, doanh số bán lẻ và giá tiêu dùng ở nước này đều tăng, trong tháng 11 năm 2010 đã tăng 0,8% so với tháng trước đó, lên hơn 378 tỷ USD. Chỉ số giá sản xuất tháng 11/2010 cũng tăng 0,8% so với tháng trước; chỉ số giá nhập khẩu tăng 1,3%; chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,1%. Sản xuất công nghiệp tăng, lạm phát chậm lại và sức mua cải thiện rõ rệt là cơ sở để Hoa Kỳ tiếp tục triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế một cách mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.

Nền kinh tế Nhật Bản cũng có những dấu hiệu phục hồi khi doanh số bản lẻở nước này tháng 2 năm 2010 tăng nhanh nhất kể từ năm 2000. Tháng 2 năm 2010, doanh số bán lẻđã tăng ở mức nhanh nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, cho thấy các biện pháp kích thích nền kinh tế của Nhật Bản đã phát huy những hiệu quả nhất định. Doanh số bán lẻ trong tháng 2 năm 2010 ở nước này đã tăng 4,2% so với năm 2009. Đây cũng là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 3 năm 1997, khi doanh số bán lẻ tăng ở mức 12,4%. Hoạt động xuất khẩu được phục hồi và những gói chi tiêu của Chính phủ cùng việc cải thiện vấn đề việc làm là những nhân tố khả quan, góp phần thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế, cải thiện mức chi cho tiêu dùng của các hộ gia đình tại Nhật Bản.

Mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu cho dịch vụ và tiêu dùng tại một số quốc gia châu Âu như Ba Lan, Thụy Điển, Cộng hòa Séc cũng đã đạt mức tăng trở lại, phần nào cho thấy những tín hiệu khởi sắc của các nền kinh tế sau khủng hoảng.

* Xu hướng đầu tư của nguồn vốn FDI trong thời gian tới

Theo nhận định của Liên Hợp Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã phục hồi trên toàn cầu trong năm 2010 và sẽ tăng mạnh vào các năm tới. Nghiên cứu triển vọng đầu tư thế giới được Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) thực hiện tại 236 công ty xuyên quốc gia (TNC) và 116 cơ quan thúc đẩy đầu tư quốc tế (IPA), nhấn mạnh các TNC và IPA ngày càng lạc quan về môi trường đầu tư quốc tế và triển vọng đầu tư FDI sáng sủa của họ trong năm 2010 và những năm tới.

Mặc dù các TNC và IPA tiếp tục phải đối đầu với những khó khăn ngắn hạn nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 - 2009 không làm thay đổi về cấu trúc các kế hoạch FDI của họ trong tương lai.

kinh tế phát triển sang các nền kinh tế đang phát triển và đang trong thời kỳ chuyển đổi.

Các nền kinh tế này phục hồi nhanh sau khủng hoảng và giữ vị trí ngày càng quan trọng trong chiến lược đầu tư của các TNC và IPA. Chín trong 15 địa bàn đầu tư FDI ưu tiên của các TNC và IPA trong 2 năm tới là các nền kinh tếđang phát triển và đang chuyển đổi.

Niềm tin FDI tăng lên và tác động giảm thiểu của khủng hoảng đã khuyến khích các TNC và IPA giữ vững và tăng cường chương trình đầu tư quốc tế, mở ra triển vọng thuận lợi và sáng sủa cho các dòng FDI.

UNCTAD dự báo dòng FDI có thểđạt lần lượt 1200 tỷ USD; 1.500 tỷ

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 54)