Khai thác thị trường; tăng cường, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại các thị

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 38)

a. Đẩy mạnh xuất khẩu tại các thị trường truyền thống

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng được nhận định là không có nhiều biến động, khi các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn phải theo đuổi những thị trường có sức mua lớn và có quan hệ truyền thống với đối tác. Do vậy, thời gian qua, các doanh nghiệp FDI luôn coi trọng và đánh giá cao hoạt động xuất khẩu sang các thị trường truyền thống. Không thể phủ nhận, các thị trường truyền thống như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản vẫn là những chỗ dựa tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, khi tình hình kinh tế thế giới phục hồi. Năm 2010, Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (thủy sản, gạo, cà phê, cao su, gỗ và sản phẩm từ gỗ, than đá, dầu thô, giày dép các loại, hàng dệt và may mặc, đá quý kim loại quý và sản phẩm, máy móc thiết bị

dụng cụ phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, dây điện và cáp điện), trong khi năm 2009 chỉ có 14 mặt hàng. Các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn như dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản, cà phê,... đều chủ yếu dựa vào hoạt động xuất khẩu tại các thị trương ”quen thân” như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... Thực tế, những biến động của những thị trường này vẫn có những tác động và ảnh hưởng rất lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, một trong những biện pháp trọng tâm được tập trung thực hiện để kiềm chế nhập siêu là tiếp tục đẩy mạnh công tác khai thác, xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm các thị trường mới, thị trường tiềm năng. Công tác xúc tiến thương mại sẽđược đẩy mạnh vào các thị trường chủ lực như châu Á (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc,...), châu Âu (chủ yếu là khối các nước thuộc EU), Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada) cũng như các thị trường truyền thống để tận dụng mọi cơ hội nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Trong bối cảnh nền kinh tế đang dần tìm lại đà phục hồi sau khủng hoảng thì việc duy trì xuất khẩu tại những thị trường truyền thống là hết sức cần thiết. Những kết quả từ hoạt động xuất khẩu sang những thị trường này là nền tảng và tạo đà cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác.

b. Khai thác, mở rộng thị trường tại các thị trường tiềm năng

Trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống, các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp FDI, luôn nỗ lực để khai thác, tìm kiếm và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới, tiềm năng.

Những năm gần đây, Trung Đông, châu Phi và thị trường một số nước châu Á là những bạn hàng đầy tiềm năng của Việt Nam. Các sự kiện xúc tiến thương mại lớn đã được tổ chức để khai thác tiềm năng của thị trường mới này. Tại một số thị trường như Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, thị trường có nhiều tiềm năng nhờ phát triển ngành công nghiệp dầu khí, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn mỗi năm và trở thành nước đứng đầu trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất những năm qua phát triển tích cực, bình quân 10%/năm. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 82,4 triệu USD. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này gồm có: dệt may, máy tính, sản phẩm điện tử và

linh kiện, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hạt điều, hạt tiêu, sản phẩm chất dẻo, gạo, chè, hải sản, cà phê.

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 38)