Thị trường cung cấp nguyên phụ liệu chính

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 92)

* Dệt may, da giày:

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tự cung ứng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước nhưng ngành dệt may da giày trong năm 2010 và dự báo trong giai đoạn 2010 – 2015 vẫn phải chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Trong năm 2010, do nguồn cung nguyên vật liệu trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, để phục vụ cho quá trình sản xuất và xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu tại các thịt trường nước ngoài. Các thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn nhất của Việt Nam vẫn là những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản.

Theo số liệu Hải quan, năm 2010, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, bông, xơ sợi dệt, vải các loại từ thị trường Trung Quốc đạt khoảng 3,3 tỷ USD, Hoa Kỳ trên 400 triệu USD và Nhật Bản là khoảng 500 triệu USD....

Tuy nhiên, từ đầu năm 2010 thị trường bông vải thế giới đã tăng liên tục; ở thời điểm tháng 5 và 6 của năm, giá bông tăng đến 40%, lên mức 1,9 – 2USD/kg. Trong khi đó các nước xuất khẩu bông lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc gặp hạn hán kéo dài, sản lượng bông giảm mạnh; Hoa Kỳ -

nước sản xuất bông lớn nhất thế giới cũng giảm sản lượng dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu; Trung Quốc - nước tiêu thụ bông lớn nhất thế giới giảm 16% diện tích trồng bông do gặp mất mùa và phải nhập khẩu khoảng 800.000 tấn để bù đắp sự thiếu hụt cho niên vụ 2009-2010. Hơn nữa, Ấn Độ - nước xuất khẩu bông lớn thứ 2 thế giới tuyên bố ngưng xuất khẩu bông đảm bảo cho ngành nguyên liệu trong nước đã gây tác động mạnh đến thị trường bông thế giới và làm cho thị trường bông thêm rối ren.

Chính vì vậy, trong giai đoạn 2010 – 2015, nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam từ các thị trường chính trên sẽ gặp nhiều khó khăn; do đó, trong thời gian tới, để phục vụ nhu cầu đang khá cao của hàng dệt may da giày, các doanh nghiệp trong nước sẽ tiếp tục gắn bó với thị trường cung cấp nguyên phụ liệu chính và có xu hướng mở rộng thị trường nhập khẩu sang các thị trường khác, đặc biệt là thị trường ASEAN và sẽ có xu hướng sử dụng các nguyên phụ liệu có giá thành rẻ hơn để phục vụ cho sản xuất.

* Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện:

Trong những năm gần đây, làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện tử và sản xuất linh kiện máy tính ở Việt Nam đã tăng khá mạnh với nhiều dự án đầu tư rất lớn như dự án đầu tư sản xuất máy in của Tập đoàn Canon, dự án đầu tư sản xuất chíp điện tử, linh kiện máy tính của Tập đoàn Intel và nhiều dự án đầu tư khác của các công ty vệ tinh của các tập đoàn lớn đã có hoạt động tại Việt Nam; chính vì vậy nhu cầu về nguyên phụ liệu để sản xuất của mặt hàng này cũng sẽ lên cao. Hiện nay, thị trường nhập khẩu chính mặt hàng này của các doanh nghiệp FDI trong nước là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; 10 tháng năm 2010, kim ngạch nhập khẩu tại các thị trường này lần lượt là 1,3 tỷ USD, 848 và 659 triệu USD.

Tuy nhiên, do Trung Quốc hiện nay đang là nước cạnh tranh lớn nhất với Việt Nam về thu hút đầu tư của mặt hàng này. Do đó, trong thời gian tới việc nhập khẩu máy tính, linh kiện điện tử từ nước này sẽ có khó khăn; vì vậy, xu hướng thị trường nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI về mặt hàng máy tính, linh kiện điện tử sẽ dịch chuyển về các thị trường đã đầu tư vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Singapore…

Hiện nay, thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu chính của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam là Hoa Kỳ và Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu trong 10 tháng năm 2010 là 121 và 135 triệu USD.

Theo tính toán, nếu kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ dự kiến trong năm 2010 đạt 3 tỷ USD, năm 2015 là 4,5 tỷ USD và năm 2020 là 7 tỷ USD thì từ nay đến năm 2020, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ 4-5 triệu m3 gỗ mỗi năm; điều này tiếp tục ảnh hưởng rất lớn đến giá trị gia tăng của đồ gỗ Việt Nam do phụ thuộc vào gỗ nguyên liệu nhập khẩu, đó là chưa kể đến việc các nước xuất khẩu gỗ sẽ xem xét lại chuỗi giá trị ngành gỗ, ban hành các chính sách giảm hoặc không sản xuất gỗ tròn và gỗ xẻ gây bất lợi rất lớn cho ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam.

Mặt khác, trong thời gian qua các doanh nghiệp tại các nước như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia đã sang Việt Nam gom hàng với số lượng lớn để dự trữ cho cuối năm, trong khi nguồn gỗ nguyên liệu trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp. Vì vậy, trong giai đoạn tới, thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành sản xuất đồ gỗ sẽ giảm đi, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.

* Sắt thép:

Trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn là thị trường số một về nhập khẩu thép và phôi thép của Việt Nam. Do có nhiều thuận lợi về mặt địa lý và giá, các doanh nghiệp Việt Nam thường ưu tiên nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc. Ngoài ra, các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Braxin, Ấn Độ cũng là những thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng thép và phôi thép.

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 92)