Thực trạng nhập khẩu nguyên phụ liệu trong những năm qua

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 30)

nhanh chóng. Tính đến hết năm 2007 cả nước có hơn 2562 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó có trên 1450 doanh nghiệp tư nhân và 421 doanh nghiệp FDI, chiếm 16,43% số doanh nghiệp toàn ngành. Các doanh nghiệp FDI chế biến gỗ có quy mô lớn tập trung chủ yếu ở Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Định và Quảng Nam.

Do thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI nên các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã tiếp cận và đã áp dụng công nghệ chế biến gỗ hiện đại để sản xuất mặt hàng gỗ xuất khẩu.

Một đặc điểm dễ nhận thấy là các doanh nghiệp chế biến gỗ “thuần” Việt Nam yếu thế hơn các doanh nghiệp chế biến gỗ có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp FDI có nhiều cơ hội tiếp cận và đã áp dụng công nghệ chế biến gỗ hiện đại để sản xuất mặt hàng gỗ xuất khẩu. Do vậy, tuy chiếm tỷ lệ không cao nhưng doanh nghiệp FDI lại chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ.

Năm 2009, ngành công nghiệp gỗ Việt Nam phải đối mặt với những thách thức mới và những khó khăn này không dành riêng cho doanh nghiệp “thuần Việt” hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do: Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ bị thu hẹp. Đồ gỗ nội thất và bàn ghế ngoài trời xuất khẩu giảm khoảng 30 – 35%, nhiều hợp đồng đã kỹ bị hoãn hoặc dừng lại bởi tác động của khủng hoảng kinh tế; Ngoài ra, ngày càng xuất hiện nhiều các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn như Đạo luật Lacey của Hoa kỳ, Hiệp định “Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT) của EU. Đây thực sự là những khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ của nước ta.

1.4. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN PHỤ LIỆU PHỤC VỤSẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU

1.4.1. Thực trạng nhập khẩu nguyên phụ liệu trong những năm qua. qua.

Về nhập khẩu, năm 2001, tỷ trọng nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI chiếm 30,7%, năm 2005 chiếm 37%, năm 2009 chiếm 37,3% và 7 tháng đầu năm 2010 chiếm 42%. Điều đáng chú ý là nếu tính chung cả giai đoạn 2001 – 2005, trong khi tăng trưởng xuất khẩu của cả nước (17,5%) thấp hơn tăng trưởng nhập khẩu (18,6%) thì khu vực FDI đã đạt được tăng trưởng xuất khẩu (27,6%) cao hơn tăng trưởng nhập khẩu (25,7%).

Theo kết quả thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong giai đoạn từ 2006 – 2009 chiếm khoảng 36% so với kim ngạch nhập khẩu cả nước. Riêng năm 2009, thiết bị, máy móc chiếm khoảng 6%, nguyên vật liệu chiếm khoảng 26% của cả nước và tương ứng chiếm khoảng 15% và 70% so với kim ngạch nhập khẩu của khối FDI. Ở khu vực FDI, kim ngạch nhập khẩu thường cao hơn kim ngạch xuất khẩu khoảng 10%. Tốc độ tăng nhập khẩu của khối này trung bình khoảng 30%/năm.

Kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI thường cao hơn xuất khẩu là do:

- Việt Nam phải tăng cường thu hút vốn FDI, số dự án FDI còn phải tăng nhiều và để thực hiện dự án, nhà đầu tư trước hết phải đầu tư tạo tài sản cốđịnh;

- Trên thực tế, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thường lấy mục tiêu tiêu thụ sản phẩm sản xuất tại Việt Nam là chính, sau đó mới tính đến xuất khẩu;

Hiệu quả kinh tế đem lại cho Việt Nam từ hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI là không cao. Bởi, nhiều doanh nghiệp FDI hầu như không hạch toán lợi nhuận do toàn bộ giá trị sản phẩm ở các doanh nghiệp này được xuất khẩu qua một số khâu khác mới hình thành giá bán. Do đó Việt Nam không thu được thuế giá trị gia tăng trong khi các doanh nghiệp FDI vẫn được hoàn thuế. Còn trong việc sản xuất hàng tiêu thụ ở Việt Nam thì phần lớn các nguyên liệu chính (ví dụ như: sản xuất bột ngọt, giày thể thao, bột giặt...) đều nhập khẩu.

Biểu đồ 1.6: Kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp FDI giai đoạn 2005 đến 2010

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hiện nay có xu hướng các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đang chuyển từ sản xuất tại Việt Nam sang nhập hàng hóa từ nước ngoài và trở thành nhà phân phối hoặc biến thị trường Việt Nam trở thành thị trường trung gian cho việc tạm nhập tái xuất. Với lộ trình giảm thuế và mở cửa thị trường đã làm giảm bớt rào cản trong xuất nhập khẩu, chính điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI thu lợi. Chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp này đã tăng 40% so với cùng kì năm 2009, đạt mức cao nhất trong giai đoạn từ 2005 – nay ở mức 32,4 tỷ USD.

Một thực tế hiện nay cũng cần phải được xem xét đó là những hạn chế của các doanh nghiệp FDI như: hoạt động đầu tư nhưng lại gây tác hại đối với môi trường; sử dụng các công nghệ tiêu tốn năng lượng và việc sử dụng nguồn vốn, cơ cấu vốn chưa thực sự phù hợp với mục tiêu quốc gia. Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào lĩnh vực bất động sản và khai thác tài nguyên đang có xu hướng tăng trong khi lĩnh vực công nghiệp và nông, lâm nghiệp lại giảm.

Mặc dù doanh nghiệp FDI có tỉ trọng lớn trong các hoạt động kinh tế của Việt Nam nhưng mức thuếđóng góp năm 2010 ước tính chỉ trên 20 nghìn tỉđồng thuế thu nhập doanh nghiệp.

13.68 16.42 21.60 28.60 24.90 32.40 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 Tỉ USD 2005 2006 2007 2008 2009 11T/2010 Năm

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 30)