Công tác đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 111)

- Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo (năm 2010 có khoảng 40% lao động qua đào tạo). Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau. Hiện nay, những vấn đề thiết thực như thiếu nguồn nhân lực cấp cao cũng như công nhân tay nghề cao, đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp này.

+ Số lượng, chất lượng và ý thức kỷ luật của người lao động không đảm bảo các yêu cầu của người sử dụng đang là vấn đềđược nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đặc biệt quan tâm.

+ Một thực trạng đáng báo động được đưa ra là hơn 65% lực lượng lao động của Việt Nam không có kỹ năng chuyên môn, 78% lao động từ 20-24 tuổi không có hoặc thiếu kỹ năng chuyên môn. Trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam được xếp trong số các quốc gia yếu về phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nhiệm vụ trong tâm của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước đang thay đổi một cách nhanh chóng.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao để chuyển dịch cơ cấu lao động từ thô sơ sang lao động hiện đại, chất lượng cao. Phát triển mạnh cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp.

- Từng bước đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, tăng được nguồn lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của hội nhập và phát triển đất nước. Muốn vậy, cần tránh việc đào tạo tràn lan nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của thực tế như hiện nay. Cần có kế hoạch đào tạo lâu dài, bài bản, tiên lượng được trước nhu cầu nhằm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt được chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế.

Một số giải pháp cụ thể như:

+ Nhà nước và địa phương cần kết hợp với doanh nghiệp để đào tạo chuyên môn cho lực lượng lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài mở lớp đào tạo nghề cho lực lượng lao động tại doanh nghiệp theo kiểu “cầm tay chỉ việc”.

+ Tăng chất lượng nguồn nhân lực thông qua phát triển hệ thống đào tạo nghề, đặc biệt là ở các vùng nông thôn; đào tạo chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thức kinh tế và quản lý sản xuất, kiến thức thị trường, văn hóa kinh doanh cũng nhưđặc điểm văn hóa của các nước có liên quan.

+ Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp dạy nghề phù hợp với đối tượng học nghề và yêu cầu sản xuất. Đổi mới và phát triển phương thức dạy nghề, đặc biệt chú trọng tăng cường sử dụng các chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế ở các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc kết quả phân

tích nghề và thường xuyên được cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

+ Nâng cao ý thức kỷ luật cho người lao động trong đó nhấn mạnh đến việc giúp người lao động không ngừng học tập đến bổ sung kiến thức, nâng trình độ văn hóa.

- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hoá quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động.

- Phải có những yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp FDI, bên cạnh chính sách phát triển nguồn nhân lực chung của quốc gia. Ví dụ, khuyến khích các doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực tại chỗ ngay từ khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép. Khi lựa chọn dự án với các loại hình doanh nghiệp FDI, cần loại trừ với các dự án chưa đáp ứng các đòi hỏi của định hướng phát triển bền vững của vùng hay đất nước, để bảo đảm chất lượng phát triển lâu dài.

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 111)