Trung Quốc

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 45)

Chính phủ Trung Quốc luôn quan tâm đến những quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài bằng cách thường xuyên bổ sung, sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài, đảm bảo tính thực thi nghiêm túc. Những hoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí hay áp đặt thuế sai quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài bị xử lý nghiêm khắc. Nhiều quy định được xóa bỏ để phù hợp với pháp luật kinh doanh quốc tế như tỷ lệ nội địa hóa, cân đối ngoại tệ. Phạm vi ngành nghềđược phép đầu tưđược mở rộng.

Chính sách cơ bản để thu hút FDI của Trung Quốc là chính sách thuế. Trung Quốc ban hành nhiều loại thuế riêng cho các hình thức đầu tư: hợp tác liên doanh, 100% vốn nước ngoài cho 14 thành phố ven biển. Liên doanh đóng thuế lợi tức 30% và 10% thêm cho các địa phương. Với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì thuế lợi tức từ 20-40% và 10% cho địa phương.

Về chính sách chung, Trung Quốc huy đông nguồn vốn FDI thông qua các hình thức như hợp đồng sản xuất, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài vào các đặc khu kinh tế.

Để thu hút FDI vào các đặc khu kinh tế (ĐKKT), Trung Quốc đã áp dụng một loạt các chính sách linh hoạt hợp lý.

Thứ nhất, áp dụng “dịch vụ một cửa”, Trung Quốc mạnh dạn phân quyền cho các đặc khu. Trung ương chỉ thống nhất quản lý vĩ mô, từ bỏ việc can thiệp trực tiếp vào các vấn đề kinh tế của địa phương, cho phép các ĐKKT quyền hành chính, lập pháp và quản lý kinh tế ngang cấp tỉnh. Các vấn đề giải phóng mặt bằng, cấp điện, cấp nước, giao thông, môi trường được giải quyết dứt điểm. Thực hiện chính sách “một cửa” để tạo điều kiện thu hút FDI được thuận lợi. Ngoài ra, Trung Quốc cho thời hạn hợp đồng kéo dài hơn, có thể là 50 năm.

Việc phân cấp quản lý này vừa có tác dụng rất tích cực trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong thu hút FDI, vừa giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy quản lý, tăng cường sức hấp dẫn của địa phương đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, Chính phủ Trung Quốc có các chính sách ưu đãi áp dụng tại các đặc khu. Cụ thể như:

- Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Tại các ĐKKT, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN chỉ phải chịu mức thuế thu nhập 15% so với mức phổ biến 33%. Đối với doanh nghiệp có trên 70% sản phẩm xuất khẩu thì còn được hưởng mức thuế ưu đãi cao hơn nữa. Những doanh nghiệp nước ngoài sẵn có từ trước khi thành lập đặc khu được giảm thuế suất từ 33% xuống còn 24%, riêng các doanh nghiệp có áp dụng công nghệ cao được hưởng thuế suất 15%. Các dự án đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn như miền Tây, miền Trung - sẽđược thuê đất miễn phí, miễn thuê thu nhập trong vòng 10 năm...

- Về thời hạn miễn giảm thuế: Các doanh nghiệp tại các ĐKKT được hưởng những ưu đãi về thuế mà các doanh nghiệp ở các vùng khác không được hưởng.

- Về thuế xuất nhập khẩu:

Chính sách thuế xuất nhập khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp trong đặc khu thay đổi theo thời gian được điều chỉnh cùng với những biến động của tình hình đầu tư. Các xí nghiệp có vốn ĐTNN không phải nộp thuế xuất nhập khẩu đối với thiết bị sản xuất, nguyên liệu, phụ tùng thay thế, linh kiện hoặc vật dụng khác cho nhu cầu của bản thân xí nghiệp. Với nguyên liệu, bán thành phẩm được nhập khẩu để gia công cho nước ngoài thì không thu thuế nhập khẩu.

Để khuyến khích xuất khẩu, Trung Quốc áp dụng chếđộ thoái thu thuế giá trị gia tăng đã nộp, tức áp dụng mức thuế VAT đầu ra 0% cho hàng xuất khẩu. Đối với những mặt hàng chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu.

Trung Quốc thực hiện miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng như:máy móc, thiết bị, bộ phận rời, vật liệu được đưa vào góp vốn liên doanh, hoặc các máy móc thiết bị, vật liệu do bên nước ngoài đưa vào khai thác dầu khí, đưa vào xây dựng phát triển năng lưọng, đường sắt, đường bộ, đưa vào các khu chế xuất…

- Chính sách về thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Các sản phẩm sản xuất ra trong ĐKKT sẽđược tiêu thụở các thị trường sau:

+ Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. + Tiêu thụở chính trong đặc khu.

+ Đưa vào tiêu thụ trong thị trường nội địa. Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN xuất khẩu trên 70% sản phẩm sản xuất ra sẽđược giảm thuế thu nhập 5%.

- Mở rộng các quy định về ngoại hối, vay ngoại tệ: Doanh nghiệp FDI được cấp giấy chứng nhận quản lý ngoại hối, mở tài khoản ngoại tệ, vay vốn từ các ngân hàng Trung quốc nếu được bảo lãnh bởi các cổ động nước ngoài. Ngoài ra, nước này còn cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước như các ngân hàng (ngoại trừ các doanh nghiệp đặc biệt quan trọng đến kinh tế và an ninh quốc gia).

- Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao.

Trung Quốc đặc biệt chú trọng giáo dục đại học, số người tốt nghiệp đại học ở hai nước này chỉ sau Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)