Triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 60)

a. Triển vọng về hoạt động xuất khẩu

- Tại các thị trường truyền thống

Không thể phủ nhận, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, với giải pháp kích cầu và các biện pháp hỗ trợ kịp thời của Chính phủ; cùng sự chỉ đạo, điều hành sát sao của các Bộ - Ngành, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã dần khôi phục và cho thấy nhiều triển vọng.

Các số liệu thống kế cho thấy, hàng năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến thị trường các nước châu Á và Hoa Kỳ lần lượt chiếm 50% và 23% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong khi đó, thời gian qua, khu vực châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới và cũng là khu vực có khả năng phục hồi hậu suy thoái nhanh hơn các khu vực khác. Hoa Kỳ - nền kinh tế đầu tàu thế giới, đã có những tín hiệu phục hồi khả quan trong thời gian gần đây. Chính vì vậy, với những lợi thế trong xuất khẩu các mặt hàng sang những thị trường này, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới là rất lớn.

- Tại các thị trường tiềm năng

Bên cạnh triển vọng xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, tìm kiếm và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá sang những thị trường

mới, tiềm năng là hoạt động cần thiết, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Khu vực Trung Đông và châu Phi hiện đang nổi lên là thị trường xuất khẩu đầy triển vọng với nhu cầu nhập khẩu rất lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nhu cầu đối với mặt hàng nông sản. Hiện nay, nhiều quốc gia Trung Đông và Tây Phi đang hướng hoạt động thương mại, đầu tư của mình sang phía Đông, trong đó có Việt Nam, tạo nên cơ hội để hàng hoá của chúng ta thâm nhập và gia tăng thị phần ở những thị trường tiềm năng này, đặc biệt tại một số quốc gia như Algeria, Nigeria, Zimbabue,...

b. Triển vọng về thị trường tài chính

Sự phát triển của thị trường chứng khoán góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của thị trường tài chính. Trong năm 2010, xu thế giao dịch của khối nhà đầu tư trong nước chiếm chủđạo có thể còn tiếp tục được duy trì nhưng vai trò của khối nhà đầu tư ngoại được dự báo sẽ dần được khôi phục. Bên cạnh đó, tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là khá tốt nên sẽ thu hút sự quan tâm trở lại của giới đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, khi các thị trường chứng khoán thế giới hồi phục thì dòng tiền đầu tư sẽ dần dịch chuyển sang các thị trường mới nổi. Sự trở lại mạnh mẽ của các nhà đầu tư khối ngoại sẽ giúp cho thị trường trở nên đa dạng và sôi động hơn, với hình thức đầu tư không chỉ dưới dạng đầu tư thêm vào các quỹ đầu tư nước ngoài mà còn có thể thông qua các hình thức đầu tư khác như chứng chỉ quỹ,...

Trên thị trường vốn, triển vọng phát triển thời gian tới cũng rất khả quan. Trong nỗ lực tiến tới đồng tiền tự do chuyển đổi, nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ vận động theo hướng tự điều chỉnh vị thế ngoại hối hoặc cán cân thanh toán để đảm bảo được lợi thế cạnh tranh của mình, đồng thời hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế nhờ việc giảm giá đồng nội tệ.

c. Triển vọng về thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục đà phục hồi sau thời kỳ khủng hoảng. Nhu cầu về nhà ở, mặt bằng kinh doanh thương mại, diện tích văn phòng,... cho các công ty có quy mô vừa và nhỏ tiếp tục tăng, đặc biệt tại các thành phố lớn và các tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Các chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp và các chương trình mục tiêu hỗ trợ nhà ở của Chính phủ tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, đã góp

d. Triển vọng các vấn đề khác

- Triển vọng về thị trường việc làm

Khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ra những tác động bất lợi đến thị trường việc làm Việt Nam. Các tập đoàn và hàng loạt công ty lớn - nhỏ, tiến hành sa thải nhân công do hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, dẫn đến tình trạng thất nghiệp xảy ra ở nhiều nơi. Tuy nhiên, xét ở một khía cạnh nhất định, đây cũng chính là cơ hội việc làm lớn dành cho những lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Đặc biệt, trong các doanh nghiệp FDI, xu hướng chung là tinh gọn bộ máy tổ chức để giảm thiểu chi phí, nâng cao lợi nhuận. Do vậy, người lao động nếu tích luỹ được kinh nghiệm cùng trình độ chuyên môn cao sẽ có nhiều cơ hội và triển vọng việc làm tốt. Có thể nói, trong bối cảnh hậu khủng hoảng như hiện nay, cơ hội việc làm không nhiều cho tất cả mọi người nhưng lại rộng mở hơn với những lao động lành nghề. Nhìn ở khía cạnh tích cực, đây là cơ hội lớn để cải thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Thông qua hoạt động đầu tư các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Các doanh nghiệp FDI trực tiếp tạo việc làm thông qua việc tuyển dụng lao động ở nước sở tại. Cùng với đó, doanh nghiệp FDI còn gián tiếp tạo việc làm thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực kinh tế này.

Mức độ tác động của FDI trong việc giải quyết việc làm phụ thuộc trực tiếp vào các nhân tố như: quy mô đầu tư, lĩnh vực sản xuất, trình độ công nghệ, chính sách công nghiệp và chính sách thương mại của nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh đó, tác động của FDI đến thị trường lao động cũng phụ thuộc vào cơ cấu nền kinh tế, định hướng phát triển cũng như chất lượng lao động và chính sách lao động của nước tiếp nhận đầu tư.

- Triển vọng về sản xuất và tiêu dùng hàng hoá

Cùng với những triển vọng trên thị trường việc làm, hoạt động sản xuất và tiêu dùng hàng hoá cũng dần được khôi phục sau một thời gian sụt giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, đã dần ổn định. Lượng luân chuyển và tiêu dùng hàng hoá bắt đầu tăng trở lại từ quý I/2010 và tiếp tục duy trì xu hướng này trong thời gian tới, đặc biệt tại các thành phố lớn. Trong khi đó, nhiều tập đoàn, nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư ở Việt Nam

đang có xu hướng quay trở lại thực hiện kế hoạch sau một thời gian dài tạm ngưng dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy việc giải ngân nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 60)