Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, các cơ chế chính sách liên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 33)

liên quan

Trong lĩnh vực pháp luật về doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nói riêng, Chính phủđã ban hành những quy định chung, thể hiện sự nhất quán về mặt chính sách, định hướng trong tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó bao gồm những doanh nghiệp FDI. Những quy định này đã được cụ thể hoá thông qua Luật Doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005 (quy định chung về hoạt động đầu tư, Luật này đã thống nhất, bao gồm cả những quy định cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam), Luật Thương mại 2005,... và hàng loạt các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành. Nhìn từ phương diện quản lý nhà nước, những quy định này là các căn cứ pháp lý cần thiết, quy định khung pháp lý để vận hành và tổ chức hoạt động trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng.

+ Chính phủ đã ban hành những văn bản pháp luật như Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghịđịnh số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; Nghị định số 03/2005/NĐ-CP ngày 6/1/2006 quy định mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam.

1.5.1.2. Tác động ca các chính sách đến hot động ca doanh nghip FDI

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn do tác động của hậu suy thoái thì việc thu hút nguồn vốn FDI để phục vụ các mục tiêu tăng trưởng đóng vai trò quan trọng. Tác động từ các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước thực sựđưa đến những ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, khi dòng vốn FDI đầu tư vào một số lĩnh vực có dấu hiệu suy giảm thì các chính sách FDI càng thể hiện vai trò quan trọng của mình.

Trong những năm qua, không thể phủ nhận một thực tế là, Chính phủ đa ban hành và thể chế hóa nhiều chính sách nhằm thu hút nguồn vốn quan

trọng này. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mang lại cho nền kinh tế như số lượng các dự án FDI vào Việt Nam tăng mạnh, lượng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tăng cao,... thì cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, các chính sách về quản lý và thu hút FDI của Việt Nam còn nhiều bất cập và hạn chế, trong đó có thể kể đến những hạn chế về các chính sách liên quan đến rào cản đối với việc giải ngân cho các dự án FDI, thủ tục hành chính và giải phóng mặt bằng,... Nhận định chung cho thấy, đây là những rào cản cần phải khắc phục ngay trong thời gian tới, để tăng khả năng thu hút FDI vào Việt Nam và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chẳng hạn, như cùng một dự án đầu tư như nhau, nhưng nếu như ở Trung Quốc hay Thái Lan, các nhà đầu tư chỉ cần 1 đến 2 năm để hoàn tất các thủ tục và dự án đầu tư thì ở Việt Nam, thời gian này có thể phải tăng lên gấp đôi do thủ tục hành chính phiền hà và vô cùng phức tạp nảy sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng. Mặc dù hiện nay Chính phủ đã triển khai thực hiện Đề án 30 vềđơn giản hóa các thủ tục hành chính nhưng những thủ tục trên vẫn là một trong những trở ngại làm nản lòng các nhà đầu tư. Theo kinh nghiệm của các nước, thay vì để các nhà đầu tư tựđứng ra đền bù, giải tỏa mặt bằng thì Nhà nước (mà cụ thể là chính quyền địa phương) cần thực hiện những hoạt động này, sau đó mới tiến hành đấu thầu hay đấu giá công khai và cạnh tranh. Ở nước ta, chính quyền chỉ thực sự vào cuộc khi bước vào giai đoạn cưỡng chế. Lúc nãy, nhà đầu tư đã mất một khoảng thời gian tương đối dài trong khâu giải phóng mặt bằng, và như vậy đã ảnh hưởng không nhỏđến tiến độ và hiệu quảđầu tư của họ.

Bên cạnh đó, các chính sách về cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng còn nhiều bất cập và hạn chế. Cơ sở hạ tầng yếu kém và quá tải, không đáp ứng nhu cầu cho hoạt động của doanh nghiệp. Tình trạng cắt, cúp điện đột ngột không báo trước, giao thông thường xuyên tắc nghẽn, hàng hóa bị ách tắc ở cảng,... là tình trạng khá phổ biến nhưng vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Do vậy, tăng cường chất lượng cơ sở hạ tầng để giảm chi phí cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng là yêu cầu cấp bách không chỉ để thu hút thêm dự án FDI mà còn là cách để giữ chân các nhà đầu tư hiện hữu.

Ngoài ra, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ còn thiếu và yếu dẫn đến mối liên kết giữa khu vực khối doanh nghiệp FDI và khu vực kinh tế nội địa còn lỏng lẻo. Thực tế, công nghiệp phụ trợ của

cần phải nhập khẩu tới 70 – 80% nguyên vật liệu tư nước ngoài. Điều này không những hạn chế tác dụng lan tỏa tích cực của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước mà còn làm tăng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.

Nhận định chung cho thấy, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho những dự án FDI có sức lan tỏa mạnh mẽ về công nghệ, quản trị và kỹ năng, đồng thời cần hết sức thận trọng trước những dự án chỉ nhằm mục đích khai thác tài nguyên thiên nhiên và kiên quyết loại bỏ những dự án gây tổn hại đến môi trường. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay, Nhà nước nên có những chính sách khuyến khích những dự án có khả năng tạo ra nguồn ngoại tệ để giúp cân bằng cán cân thanh toán, ngăn chặn những dự án mang tính đầu cơđể giảm thiểu những rủi ro tiềm tàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)