Hiện nay, doanh nghiệp FDI được coi là một trong sáu thành phần kinh tế của đất nước. Theo số liệu thống kê của tổng cục Hải quan từ năm 2006 - 2009, kim ngạch nhập khẩu của khối các doanh nghiệp FDI so với kim ngạch nhập khẩu của cả nước chỉ chiếm khoảng 36%; trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu có tỷ trọng khoảng 39%, do vậy, có thể nhận thấy, hoạt động sản xuất của khối các doanh nghiệp FDI chiếm phần lớn và đang có xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu.
3.2.1. Các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
3.2.1.1. Rà soát lại các quy định, chính sách, ưu đãi cho khối doanh nghiệp FDI. nghiệp FDI.
- Rà soát lại những quy định hiện hành về xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để loại bỏ các quy định không phù hợp, bảo đảm đơn giản, thuận tiện nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp này.
- Rà soát lại các ưu đãi hiện hành cho doanh nghiệp FDI đểđiều chỉnh, hạn chế bớt diện được miễn thuế tạo tài sản cốđịnh, nguyên vật liệu sản xuất; tạo rào cản kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để tạo tài sản cố định như: quy định năm sản xuất, công nghệ, đánh giá đúng mức quan trọng của thiết bị nhập về trong dây chuyền sản xuất; thẩm định chính xác về giá nhập…Bởi vì, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam nhằm tận dụng những lợi thế như: giá nhân công rẻ, đầu tư công nghệ không hiện đại, trách nhiệm trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường không quá nặng, tận dụng những kẽ hở của luật để lách thuế, tận dụng những ưu đãi vềđất đai.
- Rà soát các chính sách hiện hành liên quan đến thu hút, giải ngân, cơ cấu, ưu đãi đầu tư đối với khối doanh nghiệp FDI; rà soát tình hình giải ngân các dự án. Đối với những dự án sản xuất hàng xuất khẩu bắt đầu đưa vào hoạt động từ năm nay, chú ý đến tiến độ triển khai thực hiện.
- Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Các Bộ, ngành chủ động sửa đổi, bổ sung nội dung thuộc thẩm quyền; và kiến nghị Chính phủ, Thủ tưóng chính Phủ sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với hành vi chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, gây nên tình trạng “lỗ giả, lãi thật”, cần:
+ Chính phủ cần có văn bản quy định nhiệm vụ cụ thể cho các ngành có liên quan như: cơ quan thuế, hải quan, quản lý đầu tư, công an, viện kiểm sát, tòa án, ngân hàng thực hiện tốt việc phối hợp theo thẩm quyền về trao đổi, cung cấp thông tin, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch liên kết và chuyển giá của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Theo đó, cơ quan quản lý thuế được quyền áp dụng những biện pháp tạm dừng hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp khai báo kết quả kinh doanh lỗ quá vốn chủ sở hữu cho đến khi doanh nghiệp khắc phục được tình trạng liên tục kê khai lỗ, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đồng bộ với Bộ Luật Dân sự của Việt Nam quy định về các điều kiện tồn tại pháp nhân kinh tế.
+ Cần tăng cường năng lực đội ngũ làm chuyên môn, chuyên trách về những lĩnh vực như thuế hoặc kiểm soát giá. Cụ thể, mỗi chuyên viên cần được đào tạo về chuyên môn, trang bị phương tiện làm việc tốt hơn nhằm nắm bắt và cập nhất kịp thời về tình hình diến biến giá cả thị trường thế giới.
+ Công việc kiểm tra kiểm soát giá cả phải được tiến hành thường xuyên, nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp FDI lách luật.
+ Trong thời gian tới, Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt hơn; triển khai thanh tra toàn diện với doanh nghiệp FDI, đối chiếu chứng từ đầu vào đầu ra, tham vấn giá trên thị trường thế giới. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi về giá hàng hóa trên thị trường thế giới; ngành thuế cần kiểm tra những báo cáo tài chính, kiểm toán chặt chẽ hơn. Những số liệu của các báo cáo cần được so sánh đối chiếu, căn cứ trên giá thực tế ở những thị trường nhập khẩu, những quốc gia có đặt trụ sở của công ty mẹ. Từ đó, các cơ quan kiểm tra có cơ sở bác bỏ những thông tin và báo cáo sai sự thật của các doanh nghiệp FDI.
+ Trong dài hạn, cần xây dựng Luật chống chuyển giá, đồng thời sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật Doanh nghiệp, Luật Ðầu tư, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Thuế TNDN, Luật Dân sự. Hình thành cơ quan chuyên trách chống chuyển giá ở cấp Trung ương và các tỉnh, thành phố nhằm chỉ đạo thực hiện thông suốt, chống hành vi chuyển giá, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm thu đúng, thu đủ vào ngân
- Cần coi trọng việc thực hành các chính sách của Chính phủ, bởi thực tế cho thấy, có chính sách tốt không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc thực thi tốt.
3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài, hệ
thống chính sách và pháp luật kinh tế về xuất khẩu.
- Cần có nhóm giải pháp kiểm soát chất lượng đầu tư nước ngoài như pháp luật, chính sách, giải pháp về quy hoạch đồng bộ, xúc tiến đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện nguồn nhân lực, quản lý nhà nước, thủ tục hành chính, tính minh bạch của cán bộ hải quan, cải thiện tình trạng tham ô, tham nhũng, cửa quyền...
- Ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư cụ thể, nhưng phải có chiến lược đồng bộ vào các lĩnh vực như phát triển đô thị, phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp, phát triển hạ tầng kỹ thuật... Đặc biệt, không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường, thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án.
+ Xây dựng và hoàn chỉnh các quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường.
+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp và cán bộ công nhân. Gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế xã hội theo hướng phát triển bền vững.
+ Tiếp tục giải quyết triệt để các vấn đề môi trường bức xúc, các điểm nóng về môi trường.
- Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp làm chủ, ứng dụng và đổi mới công nghệ; hình thành các trung tâm ươm tạo công nghệ; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ đi tiên phong trong làm chủ, sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới; khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty lớn đầu tư cho đổi mới, ứng dụng các công nghệ then chốt đểđẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.
- Thu hút đầu tư có chọn lọc.
+ Cân nhắc tỷ suất đầu tư trên diện tích đất, kể cảđất khu công nghiệp. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành cần nâng cao vai trò trong khâu thẩm định dự án, có những tiêu chuẩn, rào cản kỹ thuật để ngăn các dự án công nghệ lạc hậu và tác động xấu đên môi trường và có chiến lược thông qua các dự án FDI để
nâng cao năng lực công nghệ quốc gia. Những dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng sẽđược giám sát chặt chẽ về tiến độ sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cho cả nhà đầu tư và Việt Nam.
+ Cần đặt mục tiêu phát triển bền vững lên bước ưu tiên trong việc kêu gọi dự án FDI và hướng đến quá trình chuyển giao công nghệ mới, hiện đại, chất lượng cao thay vì công nghệ lạc hậu hoặc máy móc khấu hao nhiều như các DN FDI hiện nay.
3.2.1.3. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, trong đó phấn đấu hoàn thiện cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng các ngành lĩnh vực: