Luận văn Thạc sỹ 17 Ngành: Khoa học Môi trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường nước biến động thành phần loài vi khuẩn lam độc trong hồ núi cốc và giải pháp xử lý (Trang 27 - 28)

khô (Đặng Hoàng Phước Hiền và cs, 2000; Hummert và cs 2001; Đặng Hoàng Phước Hiền và cs, 2003). Trần Thị Tho và các cộng sự cũng đã ghi nhận sự có mặt của một số loài tảo gây hại trong đó nhấn mạnh đến sự phát triển bùng phát của một số loài VKL trong các ao nuôi tôm thâm canh. Mật độ tế bào VKL Aphanizomenon

flos-aquae rất cao khoảng 2-6 triệu tê bào/l trong ao nuôi tôm ở Nghệ An (tài liệu cá

nhân). Trong một nghiên cứu khác, sự hiện diện của VKL độc, độc tính và độc tố microcystin trong các mẫu nước nở hoa và phân lập từ các thủy vực nước ngọt (trong đó có một số hồ và hồ chứa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đông dân cư) miền bắc Việt Nam đã được khẳng định (Đặng Hoàng Phước Hiền và cs, 2008.). Theo Christensen và cs, 2006 và Đào Thanh Sơn và cs, 2010, độc tố microcystin với 4 dạng khác nhau cũng đã được tìm thấy trong nước hồ Trị An. Tai Huế, hiện tượng nở hoa do VKL cũng thường xuyên bắt gặp ở sông Hương, hồ chứa Hoa mỹ (thành phố Huế). Nguyễn Thị Thu Liên và cs, (2007) đã xác định 6 loài VKL thuộc chi Microcystis và độc tố microcystin trong các mẫu nước nở hoa và phân lập từ các thủy vực trên cũng đã khẳng định qua các phân tích ELISA và HPLC [5].

2.2.3 Các giải pháp ứng dụng để ngăn ngừa, giảm thiểu.

Để ngăn ngừa, giảm thiểu tác động độc hại của vi khuẩn lam độc và độc tố vi khuẩn lam một số phương pháp kiểm soát đã được tiến hành bao gồm kiểm soát bằng phương pháp hóa học, vật lý và sinh học. Tuy nhiên mỗi phương pháp sử dụng đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Ở Việt Nam hiện nay mới chỉ áp dụng biện pháp dùng đồng ở dạng CuSOR4R.5HR2RO để diệt tảo do khả năng ức chế quang hợp, quá trình hấp thu P và cố định NR2R. Ưu thế của giải pháp này là Cu tác động lên VKL mạnh hơn lên tảo lục, gây tác động nhanh và giá thành tương đối thấp, tuy nhiên giải pháp này có nhiều hạn chế do các tác động xấu lên môi trường, những sinh vật khác trong thuỷ vực, nhất là khu vực nuôi trồng thuỷ sản. Thông thường sinh trưởng của tảo bị ức chế ở nồng độ 5-10 µgLP

-1

P

, tuy nhiên tại hiện trường để diệt tảo nồng độ này cao hơn nhiều ( > 1mg.LP

-1

P

), đôi khi trong trường hợp nở hoa nước mạnh nồng độ Cu tới 30-300mg Cu.LP

-1

P cũng không đạt hiệu quả mong muốn

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường nước biến động thành phần loài vi khuẩn lam độc trong hồ núi cốc và giải pháp xử lý (Trang 27 - 28)