Luận văn Thạc sỹ 15 Ngành: Khoa học Môi trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường nước biến động thành phần loài vi khuẩn lam độc trong hồ núi cốc và giải pháp xử lý (Trang 25 - 26)

nước thải sinh hoạt, các dòng nước chảy qua các vùng canh tác nông nghiệp, các hoạt động khai thác mỏ, các chất thải công nghiệp, các dòng thải ở vùng đô thị, các chất dinh dưỡng dò rỉ từ các hệ thống cống rãnh và từ các bãi rác, nước từ nhà máy xử lý nước thải [12].

Các hợp chất chính của nitơ và photpho, đặc biệt là POR4RP

3-

Pthường được coi là những nguyên nhân chính gây ra sự phú dưỡng của hồ. Các chất này có thể thâm nhập vào nước thông qua các quá trình tự nhiên như các dòng nước lũ chảy qua rừng, đầm lầy, sự xói mòn đất, các chất thải của chim và bò sát sống quanh hồ, lá rụng vào hồ, sự cố định nitơ của các sinh vật… Tuy nhiên phần lớn các chất này có nguồn gốc từ các hoạt động của con người. Các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu sản xuất nông nghiệp, các chất thải của các động vật ở các trang trại, hệ thống cống rãnh của đô thị, các bể tự phân hủy, nước thải và chất thải công nghiệp, các nhà máy xử lý nước thải ... được đổ vào hồ, sông, suối làm cho lượng photpho và nitơ trong hồ quá dư thừa, dẫn đến sự phú dưỡng của hồ. Những chất này kích thích sự tăng trưởng của một số loài thực vật có rễ ở nước, các thực vật thủy sinh khác và đặc biệt là tảo. Một số tảo sống ở tầng nước mặt có khả năng phát triển số lượng cá thể rất nhanh ở những khoảng thời gian nhất định tạo thành dạng kết tự xốp có thể nhìn thấy được gọi là “nở hoa” và có thể bao phủ trên một vùng diện tích rất lớn của hồ và hồ chứa, thậm chí ở trong suối.

2.2.2 Các khu vực có phát triển của vi khuẩn lam độc và những nghiên cứu đã có về hiện tượng VKL độc ở Việt Nam. về hiện tượng VKL độc ở Việt Nam.

Những khảo sát về phân loại thực vật phù du trong các thủy vực ở Việt nam không nhiều, có thể kể đến các công trình của Hoàng Quốc Trương (1962-1963), Shirota (1966), Trương Ngọc An (1993). Các nghiên cứu về VKL ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1960. Danh mục thành phần loài của 205 loài và dưới loài VKL phân bố ở nước ngọt, mặn và đất được thống kê trong các nghiên cứu của các tác giả Cao (1964), Phùng Thị Nguyệt Hồng (1992) và Dương Đức Tiến (1996). Nghiên cứu về vi tảo gây hại ở Việt nam mới chỉ bắt đầu trong vài năm gần đây.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường nước biến động thành phần loài vi khuẩn lam độc trong hồ núi cốc và giải pháp xử lý (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)