- Sử dụng phần mền Acrgis 9.3 để xây dựng bản đồ mô tả sự phân bố của các y ếu tố thủy lý, thủy hóa trên hồ trong thơi gian nghiên cứu.
Luận văn Thạc sỹ 31 Ngành: Khoa học Môi trường
Vào các thời điểm nghiên cứu từ tháng 1/2009 đến 11/1011, độ pH của nước hồ dao động trong khoảng 6,6 – 8,76, thấp nhất vào tháng 1/2010 (trung bình khoảng 6,5), cao nhất vào tháng 10/2009 (trung bình đạt 8,8), giá trị trung bình đạt 7,4. Đây cũng là môi trường thích hợp cho sự phát triển của tảo. Nhìn chung, biến đông độ pH trong nước hồ Núi Cốc trong khoảng hẹp ở mức kiềm nhẹ đến kiềm yếu. Trị số pH tại các điểm nghiên cứu không có sự khác biệt lớn (p>0,05) (xem hình 3.2). Ở các độ sâu khác nhau sự biến động của trị số pH cũng không có sự khác biệt.
3.1.3 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
Ôxy là một yếu tố cần thiết cho sự sống. Hàm lượng ôxy hòa tan (DO) là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng nước. Hàm lượng ôxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là nhiệt độ và các phản ứng sinh, hóa học trong quá trình trao đổi chất. Giá trị DO chỉ xuống thấp khi nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ làm tăng cường hoạt động phân giải của các vi sinh vật. Như vậy, trong một thuỷ vực, lượng ôxy hoà tan trong nước thấp hay cao sẽ là chỉ số gián tiếp biểu thị lượng vật chất hữu cơ và vô cơ ở đó nhiều hay ít, qua đó có thể thấy thuỷ vực đó bị ô nhiễm ở mức độ nào.
Biến động hàm lượng ôxy hòa tan tại các điểm khảo sát theo thời gian được trình bày ở hình 3.3. Giá trị DO trong nước hồ Núi Cốc dao động trong khoảng 3,5 - 8,6 mg/l, trung bình đạt 6,5 mg/l. Nhìn chung, không có sự sai khác về hàm lượng oxy hòa tan giữa các điểm thu mẫu. Giá trị DO nhìn chung trong thời gian nghiên cứu đạt tiêu chuẩn A2 QCVN 08-2008. Tháng 8/2009 DO có giá trị trung bình khoảng 4,9 mg/l, tháng 4/2010 khoảng 3,5 mg/l, tháng 7/2011 khoảng 4,5 mg/l là không đạt QCVN 08-2008.