Luận văn Thạc sỹ 43 Ngành: Khoa học Môi trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường nước biến động thành phần loài vi khuẩn lam độc trong hồ núi cốc và giải pháp xử lý (Trang 53 - 54)

- Sử dụng phần mền Acrgis 9.3 để xây dựng bản đồ mô tả sự phân bố của các y ếu tố thủy lý, thủy hóa trên hồ trong thơi gian nghiên cứu.

Luận văn Thạc sỹ 43 Ngành: Khoa học Môi trường

3.3. Xác định các yếu tố môi trường liên quan đến sự biến động thành phần

loài cũng như biến động số lượng VKL độc.

3.3.1. Biến động Thành phần loài và mật độ thưc vật nổi theo thời gian

3.3.1.1. Thành thực vật nổi phần loài

Thành phần thực vật nổi tại hồ Núi Cốc qua ba năm điều tra khảo sát (2009- 2011) khá phong phú với 7 ngành tảo: tảo silic (Bacillariophyta), tảo lục (Chlorophyta), vi khuẩn lam (VKL, Cyanophyta), tảo lông hai roi (Cryptophyta), tảo rãnh (tảo giáp, Dinophyta), tảo vàng ánh (Chrysophyta) và tảo mắt (Euglenophyta). Nhìn chung, các loài tảo quan sát được tại hồ Núi Cốc là những loài có phân bố rộng, dạng đơn bào hoặc tập đoàn.

Trong thành phần thực vật nổi có mặt tại hồ Núi Cốc thì nhóm tảo lục và silic có số lượng loài đông nhất với tảo lục có các đại diện thuộc chi Scenedesmus:

như S. acuminatus var. biceriatus, S. quadricauda, S. bicaudatus; chi Closterium

như C. sp, C. trigosum, chi Staurastrum như S. gracile, S. paradoxum; với tảo silic

có các đại diện thuộc các chi sau:chi tảo dạng sợi Melosira: M.varians, M. distans;

Aulacoseria như A. granulata hoặc các chi tảo đơn bào như chi Fragilaria (F. acus,

F. ulna) Navicula (N. placentula, N. gracillis), và Nitzschia (N. palea, N.

filiformis... Mặc dù số lượng loài so với hai ngành tảo silic và tảo lục không cao

nhưng ngành VKL với đại diện chi Microcystis có mặt trong hầu hết các tháng khảo sát. Trong các đợt khảo sát từ tháng 4/2009- 11/2011, chúng tôi đã ghi nhận nhóm VKL có mặt ở hầu hết các tháng khảo sát và ở một số thời điểm bắt gặp hiện tượng nở hoa, nhóm VKL chiếm ưu thế hoàn toàn. Các chi VKL bắt gặp chủ yếu tại hồ Núi Cốc bao gồm: Microcystis, Oscillatoria, Lyngbya, Spirulina,Pseudo-anabaena, Woronichinia, Alphanocapsa, Anabaena, Cylindrospermopsis, Merismopedia,

Aphanocapsca, Snowella, Chrococcus. Trong các chi VKL kể trên, chi Microcystis

là chi chiếm ưu thế trong quần xã thực vật nổi hồ Núi Cốc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường nước biến động thành phần loài vi khuẩn lam độc trong hồ núi cốc và giải pháp xử lý (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)