- Sử dụng phần mền Acrgis 9.3 để xây dựng bản đồ mô tả sự phân bố của các y ếu tố thủy lý, thủy hóa trên hồ trong thơi gian nghiên cứu.
Luận văn Thạc sỹ 89 Ngành: Khoa học Môi trường
rừng đầu nguồn kết hợp với địa hình dốc vốn có gây ra xói mòn lớp phủ thổ nhưỡng vùng núi, theo dòng chảy gây bồi lắng lòng hồ. Mặt khác, do hoạt động khai thác khoáng sản của người dân không có quy hoạch; sử dụng đất bán ngập lòng hồ để canh tác; chăn thả gia súc, gia cầm không có quy hoạch đã làm giảm khả năng tái sinh của rừng; hoạt động du lịch bằng tàu thuyền đã làm tăng đáng kể khả năng xói lở đối với bờ hồ đã làm gia tăng lượng cát bùn vào lòng hồ. Các giải pháp nhằm giảm thiểu lượng cát bùn vào lòng hồ là:
- Tăng cường diện tích rừng phòng hộ với các loại cây bản địa phù hợp tạo chất lượng rừng tốt nhằm chống xói mòn bề mặt đưa cát bùn xuống lòng hồ. Hiện nay khu vực vùng núi Tam Đảo và vùng đồi quanh hồ vẫn còn đất trống với tỷ lệ 49% đất lâm nghiệp. Cần xúc tiến nhanh việc phủ xanh đất trống đồi trọc ở khu vực này.
- Tăng cường rừng khai thác khu vực bờ hồ và vùng đất bán ngập nhằm hạn chế sạt lở bờ hồ.
- Phát triển các công trình trên sông suối nhỏ để giữ phù sa lại trước khi đổ vào sông Công và hồ Núi Cốc;
- Quản lý chặt chẽ khai thác khoáng sản trên lưu vực hồ chứa.
- Kiểm soát chặt chẽ việc người dân canh tác tự phát trên diện tích đất bán ngập.
- Dùng dòng chảy mạnh để cuốn cát đã bồi lắng, hút cát, đào xúc cát đã lắng đọng.
(2)- Ngăn chặn các nguồn ô nhiễm từ khu vực xung quanh nhằm đảm bảo chất
lượng nước hồ phục vụ cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp và du lịch
Cho đến nay, chất lượng nước hồ Núi Cốc đã có sự biến đổi so với chất lượng nguồn nước gia nhập vào hồ nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện trong Quy chuẩn Việt Nam về nước mặt (QCVN08:2008/BTNMT) cho cấp nước sinh hoạt (AR2R) và cấp nước cho các ngành khác (B). Tuy nhiên, nước trong hồ Núi Cốc hiện nay đã xuất hiện nở hoa của VKL độc cũng như độc tố của chúng. Do vậy có thể