(Stepánek &Cervenka, 1974). Do vậy giải pháp này cũng rất ít được ứng dụng. Ngoài phương pháp trên tại một số hồ như hồ Hòa Bình khi có hiện tượng nở hoa của nước đã sự dụng phương pháp cơ học như hớt váng tảo, phương pháp này đơn giản nhưng tốn công và hiệu quả không cao. Ngoài 2 phương pháp trên trong một vài năm gần đấy một số phương pháp công nghệ sinh thái sử dụng thực vật thuỷ sinh (bèo Tấm, bèo Lục bình, bèo Cái, Thủy trúc, Cải soong,…) cũng đã được nghiên cứu thử nghiệm. Năm 2009, 2010 TS. Trần Văn Tựa đã tiến hành nghiên cứu sự dụng thực vật thủy sinh đển loại bỏ vi tảo và vi khuẩn lam có tiềm năng độc tại hồ Núi Cốc. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra Hiệu quả loại bỏ vi tảo và vi khuẩn lam có tiềm năng độc như sau: Nói chung mô hình loại bỏ khá hiệu quả lượng vi tảo trong nước đầu vào. Cụ thể với lô Cải soong loại được 55.4% VKL và 54.09% tổng số vi tảo . Ở lô Ngổ Trâu, hiệu quả loại bỏ cũng tương đương với Cải Soong với các số liệu tương ứng là 51.64%; 54.12 %. Vơi Rau Muống con số thu được có thấp hơn so với lô Cải Soong và Ngổ Trâu, với các giá trị tương ứng là 49.22 %và 47.39% [15]. Tuy nhiên, phương pháp này mới chỉ là nghiên cứu ban đầu, cần phải có nhiều nghiên cứu sâu hợn nữa nên chưa tạo được hiệu quả triệt để và tính khả thi để nhân rộng chưa cao.
2.2.4 Những tồn tại chưa giải quyết của các nghiên cứu đã có và hướng nghiên cứu của đề tài. cứu của đề tài.
Hồ Núi Cốc có diện tích mặt hồ rộng 25 km², đóng vai trò quan trong trong đời sống kinh tế xã hội của người dân. Các hồ chứa này được xây dựng với nhiều mục đích: thủy điện, tưới tiêu, cung cấp nước cho các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp trong lưu vực, cung cấp nguốn nước mặt cho cộng đồng dân cư, nuôi trồng thủy sản, du lịch. Các nghiên cứu trước đây của chúng tôi cho thấy mức độ ô nhiễm dinh dưỡng tại hồ Núi Cốc cao. Tần suất bắt gặp hiện tượng nở hoa nước chủ yếu là VKL thuộc chi Microcystis thường xuyên và sự có mặt của độc tố VKL (microcystin) tại các hồ này là một thực tế đáng lo ngại. Tuy nhiên, do tần suất quan trắc thưa nên kết quả quan trắc tảo độc có được còn hạn chế và mang tính chất định tính. Đánh giá mối nguy hiểm có thể xảy ra từ sự nở hoa của các loài VKL gây hại