- Sử dụng phần mền Acrgis 9.3 để xây dựng bản đồ mô tả sự phân bố của các y ếu tố thủy lý, thủy hóa trên hồ trong thơi gian nghiên cứu.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN THẢI TỚI CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
HỒ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC HỒ
4.1 Các nguồn chất thải chính vào hồ
4.1.1. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt trong lưu vực được đổ vào hệ thống thoát nước chung và không qua xử lý. Tải lượng các chất dinh dưỡng từ nước thải sinh hoạt được tính theo hệ số phát thải/người và dân số trong lưu vực.
Trong lưu vực hồ Núi Cốc, dân cư gồm có dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu ... với dân số ngày càng tăng. Năm 2002 dân số đạt 172.460 người thì năm 2009 đã lên tới 214.600 người. Dân cư phân bố không đều, với mật độ trung bình đạt khoảng 397 người/kmP
2
P
. Mật độ dân cư thấp nhất ở huyện Phổ Yên (122 người/kmP
2
P) ) và cao nhất tại thành phố Thái Nguyên (742 người/kmP
2
P
) [Tổng cục thống kê, 2006].
Tỷ lệ tăng dân số trong lưu vực đạt 1,6 – 1,7%.
Hệ thống thoát nước ở đô thị hầu hết là hệ thống thoát nước chung hỗn hợp cho các loại nước thải: sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và nước mưa. Các nơi dân cư tập trung đều không có các trạm xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải từ các hệ thống cống nói trên phần lớn đổ trực tiếp vào môi trường nước mặt .
4.1.2 Nước thải sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và du lịch-dịch vụ
Sản xuất công nghiệp:
Trong các vùng đô thị tập trung, nước thải công nghiệp và sinh hoạt đóng góp đáng kể nitơ và phốtpho vào môi trường nước mặt, đặc biệt là do các quá trình thải nước trực tiếp không qua xử lý.
Trong lưu vực hồ Núi Cốc, theo báo cáo của [Trung tâm phát triển công
nghệ và điều tra tài nguyên, 2002; Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên,