- Sử dụng phần mền Acrgis 9.3 để xây dựng bản đồ mô tả sự phân bố của các y ếu tố thủy lý, thủy hóa trên hồ trong thơi gian nghiên cứu.
Luận văn Thạc sỹ 72 Ngành: Khoa học Môi trường
Theo báo cáo của Tổng Cục Môi Trường, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, mỗi năm hoạt động nông nghiệp của nước ta phát sinh khoảng 900 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật, bình quân 1ha gieo trồng sử dụng đến 0,4 - 0,5 kg thuốc bảo vệ thực vật. Cơ cấu cây trồng trong lưu vực có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường. Diện tích cây trồng được trình bày trong hình 4.3.
Bảng 4.2: Sản lượng một số loại nông sản trong lưu vực năm 2004 (tấn)
Cây
trồng Lúa Ngô Khoai Sắn Lạc tương Đậu Mía Chè
Sản
lượng 57634,6 6715,2 9321,1 3870,6 386,6 304,7 1482,0 20895,0
Bảng 4.2 cho thấy lúa và chè là hai cây trồng chủ yếu có diện tích lớn đồng thời nhu cầu về phân bón tương đối nhiều, điều này khiến cho tổng lượng phân bón cần dùng trong lưu vực sẽ lớn. Theo thống kê năm 2004 [Tổng Cục Thống Kê, 2006], lượng phân bón vào khoảng 2823,56 tấn đạm và 2197,41 tấn lân. Bên cạnh phân bón hóa học người dân còn có thói quen sử dụng phân bắc, phân chuồng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đã gây nguy cơ tiềm ẩn cao đối với sức khoẻ con người [11,14,15].
Chăn nuôi
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên [2009], tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, đàn gia súc, gia cầm phát triển bình thường, không có dịch bệnh xảy ra. Ước tính đàn lợn hiện có 565 nghìn con, tăng 6,8% cùng kỳ và sản lượng xuất chuồng tăng 7,1%; đàn gia cầm 5,6 triệu con, tăng 5,5% và sản lượng xuất chuồng tăng trên 7% cùng kỳ.
Nhu cầu sử dụng nước để chăn nuôi và hàm lượng nitơ và phốt pho được thải ra từ các loại gia súc-gia cầm rất khác nhau. Nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi trâu-bò, lợn tương ứng là 68,75 và 12,5 lít/ngày.đêm. Hệ số thải phân của lợn là cao nhất (50,0 kgN/con/năm và 9,6 kgP/con/năm), của trâu-bò (7,7 kgN/con/năm và 2,25 kgP/con/năm) và của gia cầm (0,3 kgN/con/năm và 0,04 kgP/con/năm). Giả