Luận văn Thạc sỹ 16 Ngành: Khoa học Môi trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường nước biến động thành phần loài vi khuẩn lam độc trong hồ núi cốc và giải pháp xử lý (Trang 26 - 27)

Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải (1996) đã báo cáo về sự nở hoa của tảo hai roi

Nocticula scitillans , VKL Trichodesmium erythraerum và sự hiện diện của một số

loài tảo có khả năng gây hại khác trong vịnh Vân Phong. Nguyễn Thị Minh Huyền và Chu Văn Thuộc (1997) đã đề cập đến các loài tảo có khả năng gây hại trong vịnh Bắc Bộ. Công bố có hệ thống và đầy đủ về tảo độc hại ở Việt nam từ trước đến này là công trình của Larsen và cs, 2004 “Nghiên cứu các loài vi tảo có khả năng độc hại trong các thủy vực ven bờ ở Việt nam”. Công trình này mô tả 70 loài dựa trên những quan sát mẫu vật thu thập từ các thủy vực ven bờ Việt Nam. Yoshida và cs (2000) đã tìm thấy độc tố của loài tảo giáp Alexandrium minitum trong các ao nuôi tôm ở Quảng Ninh.

Ngoài các nghiên cứu mang tính chất điều tra sự phân bố của tảo độc trong môi trường nước biển ven bờ và một số vùng nuôi thủy sản tập trung ven biển được tiến hành tại Viện Hải dương học Nha Trang và Viện tài nguyên biển, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam kể trên thì các nghiên cứu về tảo độc nước ngọt còn là mảng đề tài khá mới và chưa được đề cập nhiều. Những nghiên cứu đầu tiên về VKL độc ở Việt nam là đề tài khoa học cấp viện Khoa học Việt nam, được tiến hành trong giai đoạn 1998-2003 do Viện Công nghệ môi trường (trước đây là phòng Công nghệ tảo, Viện Công nghệ Sinh học) thực hiện. Bước đầu, đề tài chỉ mới tập trung khảo sát điều tra phân loại về thành phần loài, biến động số lượng vi khuẩn lam và thực vật phù du trong trong một số hồ ở Hà Nội, các ao nuôi cá trọng điểm và tại hồ chứa Dầu Tiếng, Trị An. Nở hoa của các loài VKL độc chủ yếu là các loài thuộc các chi Microcystis, Anabaena, Aphanizomenon, Oscillatoria được ghi nhận thường xuyên tại các ao nuôi cá Đình Bảng và Thanh Liệt (Đặng Hoàng Phước Hiền và cs., 2002). Nghiên cứu độc tính của các mẫu VKL gây nở hoa nước ngoài tự nhiên và một số mẫu được phân lập trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp thử sinh học trên Artemia salina cho thấy nhiều mẫu có độc tính đối với động vật thí nghiệm. Độc tố microcystin với các dạng (MC-RR, -YR, -YR, -LA, -LW, -LF) đã được tìm thấy trong các mẫu nước nở hoa và một số chủng VKL phân lập từ các thủy vực nghiên cứu trên với hàm lượng dao động từ 0,002 – 3,58 mg/g trọng lượng

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường nước biến động thành phần loài vi khuẩn lam độc trong hồ núi cốc và giải pháp xử lý (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)