Đối với tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 119 - 135)

6. Kết cấu của luận văn

4.5.3. Đối với tỉnh Quảng Ninh

Đánh giá lại tình hình quy hoạch tổng thể các KCN, KKT ở tỉnh so với tình hình phát triển thực tế của địa phƣơng. Từ đó có những điều chỉnh về quy hoạch cho phù hợp với mục tiêu KCN, KKT phải là trung tâm thúc đẩy các hoạt động kinh tế- xã hội của từng khu vực. Đánh giá lại các quy hoạch chi tiết trong từng KCN, KKT nhằm đảm bảo quy hoạch bố trí ngành nghề hợp lý trong KCN và KKT.

Cần điều chỉnh một phần diện tích theo quy hoạch phát triển các KCN, KKT dành để làm khu nhà ở, vui chơi, giải trí cho công nhân. Triển khai chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực này. Có

chính sách miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng nhà ở cho công nhân.

Tỉnh tăng cƣờng chỉ đạo các cơ quan ban ngành trực thuộc phối hợp với Ban quản lý các KCN, KKT tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào KCN, KKT. Trong giai đoạn hiện nay, tập trung các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tại KCN, KKT thông qua các chính sách hỗ trợ về xúc tiến đầu tƣ, hỗ trợ khoa học và công nghệ, hỗ trợ vay vốn. Chỉ đạo Ban quản lý KKT tuân thủ nghiêm túc quy trình cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tƣ của các dự án trong KCN, KKT và tập trung các dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh trên địa bàn vào các KCN, KKT kiên quyết không thu hồi thêm diện tích đất cho các dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh ngoài KCN, KKT.

Xử lý nghiêm các trƣờng hợp KCN, KKT không chấp hành các quy định về công tác bảo vệ môi trƣờng; đôn đốc các KCN, KKT có dự án đầu tƣ đang hoạt động mà chƣa có công trình xử lý nƣớc thải tập trung phải sớm xây dựng công trình xử lý nƣớc thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trƣờng.

Đề nghị tập trung phát triển các KCN, KKT đã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt, tuân thủ nghiêm túc điều kiện, trình tự, thủ tục về quy hoạch, đảm bảo bảo hiệu quả sử dụng đất, không phát triển KCN, KKT trên đất trồng lúa có năng suất ổn định. Kiên quyết thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ, thu hồi diện tích đã giao nhƣng chủ đầu tƣ không có khả năng hoặc cố tình kéo dài không thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng KCN, KKT.

Đề nghị tỉnh không quy hoạch phát triển thêm KCN, KKT tại các địa phƣơng vì qua nghiên cứu, hiện nay quy hoạch KCN, KKT đã phân bố cho 11/14 địa phƣơng trong tỉnh là tƣơng đối phù hợp. Trên cơ sở tiềm năng của tỉnh có di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, các danh lam, thắng cảnh và các di tích văn hóa lịch sử khác, đề nghị tỉnh tập trung phát triển du lịch và dịch vụ, là ƣu thế của địa phƣơng để nhằm phát huy thế mạnh, hƣớng tới phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Kết luận chƣơng 4

Cùng với quá trình hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ và hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh Quảng Ninh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt nƣớc ta đang trên đà hội nhập quốc tế, chắc chắn thị trƣờng đầu tƣ ở Quảng Ninh sẽ có những tiến triển tốt, đó là một kỳ vọng có cơ sở.

Theo những định hƣớng cơ bản về tăng cƣờng thu hút đầu tƣ vào các KCN, KKT ở Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 để đề ra hệ thống các giải pháp đồng bộ, sát đúng với tình hình của địa phƣơng nhằm khai thác và tận dụng triệt để những lợi thế địa kinh tế của Quảng Ninh, tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ; đổi mới và tăng cƣờng công tác xúc tiến, quảng bá; cải cách thủ tục hành chính gọn nhẹ, hiệu quả; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; xây dựng và phát triển các ngành nghề, dịch vụ bổ trợ tạo điều kiện để các KCN, KKT có khả năng thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tƣ nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực của địa phƣơng để phát triển kinh tế - xã hội. Đó là những giải pháp mang tích cấp bách, nhƣng cũng có giải pháp mang tính chiến lƣợc lâu dài. Tuy vậy giữa chúng luôn có sự tác động và hỗ trợ nhau, chính vì vậy đòi hỏi phải căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phƣơng để triển khai có hiệu quả. Đó là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của các doanh nghiệp trong đó vai trò điều hành của UBND tỉnh, định hƣớng của Tỉnh ủy là rất quan trọng để góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tƣ ở Quảng Ninh phát triển.

KẾT LUẬN

Thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Ninh là một chính sách lớn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế là một phƣơng thức quản lý công nghiệp tập trung, một cách thức tạo ra các tiểu vùng kinh tế động lực rất phổ biến trong xu thế hiện nay. Với những giải pháp quản lý tích cực, chặt chẽ các khu công nghiệp, khu kinh tế sẽ là động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh, bền vững, tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần thúc đẩy đô thị hóa, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài nguyên và sức cạnh tranh của hàng hóa, thúc đẩy hình thành vùng nguyên liệu theo hƣớng sản xuất hàng hóa lớn, là điều kiện để Quảng Ninh chuyển biến cơ bản về mọi mặt đời sống xã hội theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành những nội dung sau:

Hoàn thành việc giới thiệu, nghiên cứu tổng quan về đầu tƣ, vốn đầu tƣ và ƣu nhƣợc điểm của từng nguồn vốn đầu tƣ. Tác giả cũng đã phân tích, chỉ ra những nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ đối với khu công nghiệp, khu kinh tế và giới thiệu chung về kết quả nghiên cứu các giải pháp về thu hút đầu tƣ cũng nhƣ những vấn đề liên quan mật thiết tới nội dung nghiên cứu của đề tài.

Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành nghiên cứu những kinh nghiệm trong thu hút đầu tƣ của một số nƣớc trong khu vực Châu á có đặc điểm tƣơng đồng với Việt Nam và kinh nghiệm thu hút đầu tƣ vốn trong nƣớc và vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của một số tỉnh, thành phố trong cả nƣớc nƣớc. Trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực trong quá trình huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tƣ phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.

Trên cơ sở thực trạng thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, tác giả tập trung đi sâu phân tích, đánh giá chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế từ nguồn vốn NSNN, thực trạng yếu kém trong thu hút vốn đầu tƣ trong nƣớc và vốn đầu tƣ trực tiêp nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh. Tác giả cũng làm rõ những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan của những tồn tại và hạn chế.

Với mục tiêu, định hƣớng phát triển cũng nhƣ dự báo nhu cầu vốn cho đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tác giả đã đề xuất các giải pháp để đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển của các khu công nghiệp, khu kinh tế và nhóm các giải pháp hỗ trợ đồng bộ cho thu hút đầu tƣ nhƣ: giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ chế chính sách ƣu đãi cho khu công nghiệp, khu kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tƣ, cải cách thủ tục hành chính...

Để đảm bảo các giải pháp có tính khả thi và hiệu quả trong triển khai thực hiện đòi hỏi cần có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành ở Trung ƣơng và địa phƣơng, cũng nhƣ ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền của tỉnh và từng ngƣời dân tại các địa phƣơng có khu công nghiệp, khu kinh tế.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng phân tích, luận giải làm sáng tỏ các vấn đề để đƣa ra các giải pháp có tính khả thi. Tuy nhiên, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến phê bình, góp ý của các nhà khoa học và độc giả để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh (2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011) Báo cáo kết quả thu hút đầu tƣ vào các Khu kinh tế, Khu công nghiệp. 2. Ban Quản lý KKT Quảng Ninh (2009), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

3. Bộ Kế Hoạch & Đầu Tƣ - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (2003), Nghiên cứu chiến lƣợc xúc tiến FDI tại nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng-an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng, đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020.

5. Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc Biển Việt Nam đến năm 2020.

6. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2006, 2007, 2008), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2006, 2007, 2008.

7. Chính phủ (2004), Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg quyết định về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ƣơng để đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại các địa phƣơng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, Hà Nội.

8. Chính Phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính Phủ quy định về Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. 9. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nƣớc ta trong

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Khoa Kinh tế - chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực trạng và triển vọng, Tổng quan khoa học.

11. Luật doanh nghiệp (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 16/4/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XII về phát triển các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2010 và định hƣớng đến năm 2020.

13. Phạm Văn Năng, Trần Hoàng Ngân, Sử Đình Thành (2002), Sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn cho chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020, NXB Thống kê.

14. Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 của Chính phủ về việc Ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ƣơng đối với đầu tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế ven biển.

15. Quyết định số 33/2009/NĐ-CP ngày 02/3/2009 của Chính phủ về việc Ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu. 16. Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/04/2008 của Thủ tƣớng Chính

phủ về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các khu KTCK của Việt Nam đến năm 2020” .

17. Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020.

18. Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

19. Quốc Hội (2005), Luật đầu tƣ, luật số 59/2005/QH11

20. Tỉnh ủy Quảng Ninh (2001), Nghị quyết số Số 06- NQ/TU ngày 29 tháng 11 năm 2001 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về một số chủ trƣơng, biện pháp tăng cƣờng thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và khu công nghiệp giai đoạn 2001 – 2005

21. Thủ tƣớng Chính phủ (2006), Quyết định 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về vệc phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020.

22. Thủ tƣớng Chính Phủ (2006), Quyết định số 786/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển Kinh tế xã hội Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. 23. Thủ tƣớng Chính Phủ (2008), Quyết định số 1353/2008/QĐ-TTg ngày

23/9/2008 của Thủ tƣớng Chính Phủ về việc phê duyệt Đề án “quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020” 24. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam Thực

trạng và giải pháp. Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Từ Điển Bách Khoa Việt Nam (1995), Nxb Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội. 26. Website Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam: http://www.chinhphu.vn 27. Website Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ: http://www.mpi.gov.vn

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC BẢNG DÙNG TRONG LUẬN VĂN

---

Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005 – 2010

TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010

1 GDP (giá thực tế) (tỷ đồng) 12.633 15.860 18.942 23.066 28.032 41.510

Nông, lâm, thuỷ sản 911 1.182 1.345 1.547 1.837 2.360 Công nghiệp và xây dựng 6.853 8.826 10.594 12.702 15.259 23.350 Dịch vụ 4.869 5.852 7.003 8.817 10.936 15.800

2 GDP (giá so sánh 1994) (tỷ đ) 7.336 8.347 9.488 10.721 11.853 13.314

Nông, lâm, thuỷ sản 577 643 683 698 723 732 Công nghiệp và xây dựng 3.734 4.359 5.035 5.716 6.350 7.115 Dịch vụ 3.025 3.345 3.770 4.307 4.780 5.467

T. độ tăng trưởng (giá ss94) 13,7 13,8 13,7 13,0 10,6 112,3

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2011)

Bảng 2: Tình hình đầu tƣ phát triển kinh tế trên địa bàn

Đơn vị tính: Triệu đồng, giá hiện hành

TỔNG SỐ 2005 2008 2009 2010 10.536.885 31.378.211 32.545.376 33.610.757 Trong đó: Vốn khu vực kinh tế Nhà nƣớc 8.418.517 27.935.646 25.860.795 24.628.938 Vốn ngân sách Nhà nƣớc 1.431.212 2.842.958 3.126.494 4.443.276 Vốn vay 5.783.885 22.127.159 20.527.111 17.438.672

Vốn tự có của các doanh nghiệp 986.186 2.280.277 1.221.900 1.614.351

Nguồn vốn khác 217.234 685.252 985.290 1.132.639

Vốn ngoài Nhà nƣớc 1.886.759 2.737.085 5.424.581 7.151.819

Vốn của doanh nghiệp 644.929 1.114.990 2.564.396 3.704.880

Vốn của dân cƣ 1.241.830 1.622.095 2.860.185 3.446.939

Vốn khu vực đầu tƣ trực tiếp

của NN 231.609 705.480 1.260.000 1.830.000

Bảng 3: Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2010

Đơn vị tính: USD

STT Năm đầu tƣ

Số dự

án Tổng số vốn đầu tƣ Số vốn đăng ký tăng thêm 1 2001 40 296.580.636 53.316.632 2 2002 48 346.062.188 49.481.552 3 2003 59 396.412.188 50.350.000 4 2004 66 491.476.728 95.064.540 5 2005 73 546.451.728 54.975.000 6 2006 74 784.682.445 238.230.717 7 2007 96 1.025.151.475 504.469.030 8 2008 108 1.587.585.600 562.434.125 9 2009 106 1.588.385.600 800.000 10 3/2010 103 3.727.585.600 2.139.200.000

(Nguồn số liệu: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh)

Bảng 4: Tình hình đầu tƣ vốn NSNN vào KKT Vân Đồn (2005 – 2010)

Nguồn vốn NSNN 2005-2007 Năm 2008 Năm 2009 KH 2010 Tổng cộng Số vốn (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số vốn (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số vốn (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số vốn (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

Ngân sách Trung ƣơng

đầu tƣ hạ tầng KKT - - 7 7,3 110 52 60 31,6 177

Ngân sách địa phƣơng chi đầu tƣ phát triển

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 119 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)