6. Kết cấu của luận văn
1.4.4.1. Cơ chế chính sách, thủ tục hành chính
Trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, để thu hút vốn đầu tƣ thì môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn ngoài những yếu tố về điều kiện tự nhiên xã hội, hạ tầng, tình hình chính trị...thì cơ chế chính sách ƣu đãi chính là một yếu tố đƣợc các nhà đầu tƣ đặc biệt quan tâm. Cơ chế chính sách chính là hệ thống pháp lý đƣợc Nhà nƣớc ban hành nhằm khuyến khích đầu tƣ bao gồm các ƣu đãi đầu tƣ và các biện pháp đảm bảo cho các ƣu đãi đƣợc thực hiện. Cơ chế chính sách có hoàn thiện, hấp dẫn và phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ là điều kiện thu hút các nhà đầu tƣ. Ngoài ra, đi đôi với cơ chế chính sách về đầu tƣ cũng cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ bao gồm các chế định pháp lý liên quan nhƣ: hệ thống các công ty kiểm toán nhà nƣớc, tƣ vấn luật, trọng tài kinh tế, tòa án... Đây là những tiêu chí bắt buộc của một quốc gia phát triển, một mặt tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ, đồng thời nếu hệ thống này vận hành tốt cũng chính là phƣơng thức quản lý Nhà nƣớc tốt nhất trên phƣơng diện một quốc gia.
Kinh nghiệm thu hút đầu tƣ ở một số nƣớc cho thấy, một sự thay đổi tích cực trong chính sách thu hút đầu tƣ nhƣ là một liều thuốc kích thích có tác dụng lớn hơn nhiều so với các công cụ khác. Từ khi Luật đầu tƣ thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của Trung Quốc có hiệu lực (1979), nhờ nỗ lực áp dụng các biện pháp cải thiện và nâng cao sức cạnh tranh của môi trƣờng đầu tƣ: nới rộng danh mục khuyến khích đầu tƣ từ 186 nên 262, giảm danh mục hạn chế đầu từ 112 xuống còn 75 ... chƣa đầy 25 năm (đến 2002) Trung Quốc đã cấp phép cho 414.000 dự án FDI, với tổng số vốn 816,66 tỷ USD và trở thành nƣớc đứng đầu thế giới về thu hút đầu tƣ.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy rằng một cơ chế chính sách đầu tƣ hấp dẫn và ƣu đãi thôi chƣa đủ. Nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi đầu tƣ vào Việt Nam và các nƣớc đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn bởi thủ tục hành chính còn rƣờm rà mất nhiều thời gian, chồng chéo đôi lúc còn bị cản trở bởi chính những nguyên nhân chủ quan từ các cơ quan công quyền.
Do đó, để các cơ chế chính sách phát huy hiệu quả tích cực, giảm bớt phiền hà và thời gian cho các nhà đầu tƣ, các nƣớc cần xây dựng một hệ thống thủ tục hành chính đơn giản, giảm bớt các khâu trung gian, dễ thực hiện và thời gian thực hiện ngắn. Điều đó đòi hỏi cần có hệ thống văn bản pháp luật thống nhất, một quy trình làm việc, xử lý thông tin khoa học và trên hết là một đội ngũ cán bộ công chức, những ngƣời làm việc trong các cơ quan công quyền phải có năng lực, trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao và phải thực sự công tâm. Nhằm giảm bớt thời gian, sự phiền hà, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tƣ, trong những năm gần đây Việt Nam đang đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa tại chỗ” và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.
1.4.4.2. Chiến lược xúc tiến đầu tư
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nhƣ hiện nay việc tăng cƣờng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhƣ là một nhu cầu tất yếu của mọi nền kinh tế. Khi nội lực của quốc gia chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát triển thì đòi hỏi cần có sự hợp tác, hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài. Xúc tiến đầu tƣ chính là một cách để thực hiện sự liên kết hợp tác đó. Đối với việc thu hút đầu tƣ thì đó một kênh thông tin vô cùng quan trọng trong việc quảng bá thông tin, hình ảnh của một quốc gia, địa phƣơng hay KCN, KKT đến các đối tác trong và ngoài nƣớc. Thông qua những hoạt động này các nhà đầu tƣ, đối tƣợng quan tâm sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tƣ, hợp tác kinh doanh nhƣ: chính
sách ƣu đãi, điều kiện đầu tƣ, lao động, thị trƣờng và các vấn đề liên quan khác... Đây chính là cơ sở để các nhà đầu tƣ và đối tác quan tâm quyết dịnh đầu tƣ hay không đầu tƣ.
Ở Việt Nam trong thời gần đây, hoạt động xúc tiến đầu tƣ đang đƣợc đặc biệt quan tâm bởi chính hiệu quả mà hoạt động này đem lại. Các cuộc xúc tiến đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Chính phủ, các doanh nghiệp trong nƣớc, các hội chợ thƣơng mại quốc tế, các diễn đàn hợp tác kinh tế... là những hình thức xúc tiến đầu tƣ hiệu quả, đã và đang mang lại những dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với số vốn đầu tƣ hàng tỷ USD cho các KCN, KKT của Việt Nam.
1.4.5. Nguồn nhân lực và lao động
Mặc dù nguồn nhân lực không phải là yếu tố tiên quyết đối với sự hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ nhƣng lại đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và khu kinh tế nói riêng. Ngày nay, trình độ khoa học, kỹ thuật công nghệ phát triển cao, có những bƣớc đột phá nhƣng cũng không thể thiếu đƣợc vai trò của con ngƣời trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động.
Nguồn nhân lực nói chung hay lao động nói riêng là một trong những yếu tố hợp thành các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, ở góc độ này lao động là nhân tố ảnh hƣởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì chi phí lao động (tiền công, tiền lƣơng...) đƣợc tính trong giá thành sản phẩm, dịch vụ và do đó cùng là nhân tố cấu thành nên mức tăng trƣởng của nền kinh tế. Lao động khi đóng vai trò là bộ phận tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong xã hội thì sẽ tác động đến tổng cầu của nền kinh tế và trở thành một công cụ điều tiết vĩ mô của Chính Phủ.
Đối với việc thu hút đầu tƣ để phát triển KCN, KKT, nguồn lao động có một vai trò rất quan trọng. Số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng của lao động sẽ là
yếu tố cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tƣ. Do đó, để đầu tƣ phát triển KCN, KKT nguồn lao động tại chỗ ngoài việc đáp ứng đủ yêu cầu về số lƣợng phải đảm bảo tiêu chí về mặt chất lƣợng để tạo sức cạnh tranh và nâng cao hiệu quả đầu tƣ của nhà đầu tƣ. Chính vì vậy, tại địa bàn nào, khu kinh tế nào có nguồn lao động dồi dào, đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật có tay nghề, đƣợc đào tạo cơ bản, đáp ứng đƣợc cơ bản các điều kiện về sinh hoạt thì càng dễ thu hút đƣợc các dự án đầu tƣ.
Nguồn nhân lực khi đóng vai trò là một nhân tố trong hệ thống thể chế của một quốc gia, tác động trực tiếp đến việc thực hiện có hiệu quả cơ chế chính sách thì càng giữ một vị trí rất quan trọng. Đó là đội ngũ cán bộ công chức, những ngƣời làm nhiệm vụ thực thi, giúp các nhà đầu tƣ thực hiện ý tƣởng đầu tƣ của mình. Nhƣ đã trình bày ở phần trên, một quốc gia dù có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chính sách về đầu tƣ đồng bộ, nhƣng nếu không có một bộ máy thực thi có hiệu quả thì cũng sẽ không là một môi trƣờng hấp dẫn các nhà đầu tƣ.
Nói tóm lại, đảm bảo duy trì nguồn nhân lực, đội ngũ lao động dồi dào về số lƣợng, phù hợp về cơ cấu ngành nghề và có chất lƣợng cao là điều kiện không thể thiếu đối với việc phát triển các KCN, KKT trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt nhƣ hiện nay.
Trên đây là những nhân tố cơ bản có ảnh hƣởng đến việc thu hút vốn đầu tƣ đối với các KCN, KKT. Trên thực tế, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, mỗi quốc gia, hay địa phƣơng còn có những nhân tố mang tính chất nội tại tác động đến thu hút đầu tƣ. Việc làm rõ bản chất của các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ là cơ sở lý luận rất quan trọng để phân tích đánh giá tình hình thực tiễn và đề ra các giải pháp thiết thực để thu hút hiệu quả vốn đầu tƣ cho phát triển các KCN, KKT.
1.5. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ của một số nƣớc trên thế giới và một số địa phƣơng trong nƣớc số địa phƣơng trong nƣớc
1.5.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của một số nước trên thế giới
1.5.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong thu hút đầu tư phát triển khu kinh tế mở
Trung Quốc là một trong những nƣớc khá thành công trong việc phát triển kinh tế, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài với mô hình đặc khu kinh tế.
Thâm Quyến là Đặc khu kinh tế đầu tiên đƣợc Trung Quốc thành lập vào năm 1979. Tiếp sau đó là các đặc khu kinh tế khác, các vùng kinh tế mở cửa của 15 thành phố ven biển đầu tiên, rồi đến vùng kinh tế mở của 61 thành phố thuộc cấp huyện, 43 thành phố thuộc cấp quận và những vùng rộng lớn thuộc bán đảo Liêu Đông, vùng ven biển Bột Hải, bán đảo Sơn Đông…cũng lần lƣợt đƣợc thành lập. Hiện nay Trung Quốc có 5 Đặc khu kinh tế với tổng diện tích trên 35.000km2, dân số trên 10 triệu ngƣời. Năm 1996 các đặc khu kinh tế của Trung Quốc đã tạo ra giá trị sản lƣợng trên 315 tỷ USD, xuất khẩu 30 tỷ USD (bằng 25-30% kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc). Trong đó, Thâm Quyến đƣợc đánh giá là đặc khu kinh tế thành công nhất trên mọi phƣơng diện.
Trƣớc khi trở thành đặc khu kinh tế, Thâm Quyến chỉ là một làng chài thuộc huyện Bảo An, tỉnh Quảng Đông. Việc thành lập đặc khu này đƣợc coi nhƣ địa bàn thử nghiệm mô hình kinh tế thị trƣờng để từ đó áp dụng cho toàn quốc. ý tƣởng này đã thành công rực rỡ, tạo tiền đề cho Trung Quốc đẩy nhanh quá trình cải cách mở cửa kinh tế. Chỉ trong vòng hai thập kỷ, Thâm Quyến đã nhanh chóng trở thành một trong những thành phố lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Châu Giang. Đồng bằng châu thổ Châu Giang lại trở thành trung tâm kinh tế của Trung Quốc và là phân xƣởng sản xuất của thế giới.
Với diện tích 2.050 km², dân số năm 2007 là 8,6 triệu ngƣời (kể cả vùng đô thị là 13 triệu). Năm 2008, GDP là 780,65 tỷ nhân dân tệ, GDP/ngƣời
hơn 13.100 USD. Tốc độ tăng GDP/năm thời kỳ 2001-2005 là 16,3%. Thành phố giáp biên giới với Hồng Kông, cách Quảng Châu 160 km về phía Nam. Cảng Thâm Quyến là một trong những cảng tấp nập nhất Trung Quốc, chỉ sau cảng Thƣợng Hải. Trong 30 năm qua, Thâm Quyến đã thu hút trên 30 tỷ USD đầu tƣ nƣớc ngoài.
GDP của Thâm Quyến xếp thứ 4 trong số 659 thành phố của Trung Quốc (chỉ sau Bắc Kinh, Thƣợng Hải và Quảng Châu). Kim ngạch xuất nhập khẩu xếp thứ nhất, sản lƣợng công nghiệp xếp thứ 2, thu ngân sách và sử dụng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài xếp thứ 3. Cuối thập niên 1990, tốc độ phát triển của Thâm Quyến đƣợc ghi trong khẩu hiệu: "Mỗi ngày một cao ốc, 3 ngày một đại lộ". Với 13 tòa cao ốc cao hơn 200 m (bao gồm tòa nhà Quảng trƣờng Tôn Hinh cao thứ 8 thế giới), Thâm Quyến là nơi có sự hiện diên của hơn 400/500 công ty lớn nhất thế giới. Sở giao dịch chứng khoán của Thâm Quyến có 540 công ty niêm yết, 35 triệu nhà đầu tƣ niêm yết và 177 công ty buôn bán chứng khoán, tổng vốn 122 tỷ USD, mỗi ngày có 600.000 giao dịch, giá trị 807 triệu USD.
Cảng Thâm Quyến nằm kề cảng Hồng Kông (cách 20 hải lý). Năm 2005, cảng này xếp thứ 4 thế giới về khối lƣợng container (16,2 triệu TEU). Sân bay Thâm Quyến cách trung tâm thành phố 35 km có các chuyến bay quốc tế. Đƣờng sắt và đƣờng bộ hiện đại nối liền với Hồng Kông và các thành phố khác của Trung Quốc. Hai tuyến tàu điện ngầm bắt đầu vận hành từ ngày 27 tháng 12 năm 2004, và từ Thâm Quyến đi Chu Hải, Macau, Hồng Kông, sân bay Chek Lap Kok có thể bằng tàu thủy cao tốc
Thành công trong việc thu hút vốn đầu tƣ của đặc khu kinh tế Thẩm Quyến nói riêng, của các khu KTM ở Trung Quốc nói chung do nhiều nguyên nhân, nhƣng tựu chung có một số điểm đáng lƣu ý sau:
Cơ chế chính sách ƣu đãi là mối quan tâm hàng đầu, là chìa khoá cho sự thành công trong thu hút vốn đầu tƣ ở Trung Quốc. Chỉ thị của Chính phủ
cho đặc khu Thẩm Quyên chỉ rõ: “Chỉ cho chính sách không cho tiền” [5]. Đó là các chính sác ƣu đãi về thuế - hệ thống thuế đơn giản và ƣu đãi; về tín dụng - cho phép mở ra nhiều loại hình tín dụng, kể cả ngân hàng nƣớc ngoài, tạo cơ hội cho phát triển các tổ chức tài chính trung gian; về quản lý ngoại hối- nới lỏng chính sách quản lý ngoại hối nhằm tự do hoá thƣơng mại...
Đặc biệt, chính sách ƣu đãi hợp lý, kết hợp hài hoà lợi ích và mục tiêu quốc gia và của các nhà đầu tƣ. Chính cơ chế quản lý gọn nhẹ đơn giản, thông thoáng đã hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là Hoa kiều ở nƣớc ngoài, các chính sách ƣu đãi cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp chung của Trung Quốc và mạnh dạn phân cấp quyền lực và trao quyền tự chủ cho các đặc khu, tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Huy động vốn xây dựng kết cấu hạ tầng bằng nhiều hình thức, trong đó vốn ngân sách tập trung trong những năm đầu cho những công trình trọng yếu, đồng thời thực hiện mạnh mẽ cơ chế bán quyền sử dụng đất, cơ chế “mƣợn gà đẻ trứng”- tức là khi muốn xây dựng một công trình nào đó, chính quyền công bố quy hoạch, phân tích hiệu quả, rồi kêu gọi mọi ngƣời góp vốn xây dựng, sau này sẽ xem xét ƣu tiên khi công trình hoàn thành.
Không ngừng hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ, chính quyền Thẩm Quyến cho rằng để thu hút đầu tƣ thì ƣu đãi về thuế chƣa đủ mà cần phải có một môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn nhất là cơ sở hạ tầng kể cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm.
Qua nghiên cứu các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc có thể rút ra một số bài học thực tiễn sau:
Xây dựng đƣợc hành lang pháp lý nhất quán, tạo đƣợc các ƣu đãi đặc biệt về tài chính, tín dụng, ngoại hối, đất đai, lao động, cƣ trú, xuất nhập cảnh và kết cấu hạ tầng đồng bộ cả về kỹ thuật lẫn xã hội để hấp dẫn các nhà đầu tƣ.
Xây dựng cơ chế đặc biệt với thủ tục hành chính đơn giản, thuận lợi, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nƣớc và phù hợp với các thông lệ quốc tế.
Song phải có cơ chế giám sát các hoạt động kinh tế trong khu để đảm bảo chủ quyền quốc gia.
Xây dựng một kết cấu hạ tầng đồng bộ cả về kỹ thuật lẫn xã hội với chất lƣợng cao để tạo môi trƣờng hấp dẫn thu hút đầu tƣ
Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức để thu hút vốn cho đầu tƣ phát triển, đặc biệt là cho xây dựng kết cấu hạ tầng.
1.5.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Thái Lan là một nƣớc nằm ở trung tâm Đông Nam Á với diện tích 514.000 km2, dân số 62,4 triệu ngƣời (năm 2004). Môi trƣờng tự nhiên của Thái Lan rất thuận lợi cho phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển nông nghiệp. Cũng nhƣ nhiều quốc gia ASEAN khác, Thái Lan coi trọng phát triển kinh tế thông qua vốn đầu từ nƣớc ngoài (ĐTNN), đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài không chỉ đem lại nguồn vốn, mà còn là nguồn cung cấp công nghệ và kinh nghiệm quản lý phát triển đất nƣớc. Thái Lan đã tìm nhiều biện pháp để đƣợc hƣởng