Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 51 - 54)

6. Kết cấu của luận văn

1.5.2.4. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng

Đƣợc thành lập sớm, từ 1994, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 3 KCN đƣợc thành lập (Nomura - Hải Phòng, Đình Vũ, Đồ Sơn) với tổng diện tích đất tự nhiên 467 ha, tổng vốn đầu tƣ đăng ký 292.000 USD. Đến năm 2007, Hải Phòng đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt thêm 4 KCN. Tuy nhiên, đến hết năm 2006, các KCN trên địa bàn mới chỉ thu hút đƣợc trên 70 dự án với tổng vốn FDI hơn 800 triệu USD, vốn DDI khoảng 1.280 tỷ đồng; quy mô dự án nhỏ, thiết bị, công nghệ trung bình; lao động làm việc trong các

doanh nghiệp KCN 8.000 ngƣời.

Nhận thức và đánh giá đƣợc vai trò, vị trí quan trọng của các KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, từ năm 2007, Hải Phòng đã có những biện pháp, giải pháp tích cực, đẩy mạnh và nâng cao công tác quản lý KCN, cụ thế:

Tập trung tăng cƣờng quan hệ phối hợp công tác hài hoà, đồng bộ giữa các cơ quan chức năng của thành phố, chính quyền, quận, huyện với Ban Quản lý các KCX & CN Hải Phòng (nay là Ban quản lý KKT Hải Phòng), cải cách thủ tục hành chính, giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến KCN nhƣ GPMB, giao đất cho các chủ đầu tƣ triển khai dự án, kết nối cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ, tạo nguồn lao động cung ứng cho các doanh nghiệp, chăm sóc, hỗ trợ, giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn, môi trƣờng sản xuất, kinh doanh ổn định, thuận lợi... Bằng các hoạt động tích cực đó, trong vòng gần 5 năm (từ năm 2007 đến 2011), KCN của Hải Phòng đã khởi sắc với những kết quả rõ nét ở nhiều mặt:

Quy hoạch KCN đổi mới và thay đổi lớn: Đề án điều chỉnh, xây dựng mới các KCN của thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt (tại văn bản 180/TTg-CN ngày 01/2/2008), theo đó điều chỉnh mở rộng 2 KCN, bổ sung 11 KCN mới, tổng diện tích đất 8.157 ha. Ngày 27/7/2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung KCN Cầu Cựu của thành phố Hải Phòng, diện tích 106 ha vào Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam. Nhƣ vậy, đến nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 17 KCN đƣợc quy hoạch với tổng diện tích đất khoảng 10.000 ha.

Đặc biệt, ngày 10/1/2008, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ-TTg thành lập KKT Đình Vũ - Cát Hải với quy mô 21.640 ha (nay đƣợc điều chỉnh bổ sung thành 22.140 ha). Đây là KKT có nhiều điều kiện

thuận lợi để xây dựng một KKT tổng hợp đƣợc vận hành theo quy chế riêng biệt; là một trung tâm kinh tế biển, đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm: kinh tế hàng hải (trọng tâm là phát triển dịch vụ cảng, phát huy lợi thế thƣơng hiệu cảng Hải Phòng có lịch sử hơn 100 năm, kết hợp với cảng quốc tế Lạch Huyện sắp tới), trung tâm công nghiệp, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, du lịch, thƣơng mại; là “cửa sổ hƣớng ngoại và hội nhập”, là hạt nhân, động lực phát triển kinh tế của Hải Phòng, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nƣớc.

Kết quả xây dựng KCN và thu hút đầu tƣ tăng nhanh: Trong 4 năm 2007-2011, có 7 Công ty xây dựng cơ sở hạ tầng KCN đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ (gấp hơn 2 lần của 13 năm trƣớc đó), nâng tổng số các KCN đƣợc thành lập và đi vào hoạt động là 10 khu với tổng diện tích gần 4.000 ha, tổng vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng quy đổi 1,26 tỷ USD, loại hình công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN đa dạng hơn (có 4 công ty liên doanh với nƣớc ngoài, 1 công ty 100% vốn nƣớc ngoài, 5 công ty 100% vốn trong nƣớc). Trong số này có 2 KCN đã lấp đầy diện tích giai đoạn I và đang triển khai giai đoạn II (Nomura - Hải Phòng, Đình Vũ).

Đến nay, KKT Đình Vũ - Cát Hải và các KCN trên địa bàn thành phố đã thu hút đƣợc trên 100 dự án FDI và hơn 40 dự án DDI, tổng số vốn quy đổi hơn 6 tỷ USD. Các doanh nghiệp trong KKT, KCN xuất khẩu trên 3 tỷ USD, nhập khẩu 3,5 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nƣớc hơn 130 triệu USD và trên 3.000 tỷ đồng, thu hút 30.000 lao động Việt Nam và nƣớc ngoài (chuyên gia, nhân viên kỹ thuật nƣớc ngoài có 400 ngƣời).

KCN đã đóng góp tích cực đối với sự phát triển KT - XH: Các KCN, KKT Hải Phòng đã góp phần tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật mới, huy động đƣợc nguồn lực đáng kể của các thành phần kinh tế để mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hƣớng CNH, HĐH, đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ

và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng cƣờng xuất khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế; tham gia giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, thực hiện chính sách xã hội, bảo vệ môi trƣờng đảm bảo đầu tƣ bền vững, đóng góp cho ngân sách địa phƣơng ngày một gia tăng. (Nguồn: Phạm Thuyên –Ban Quản lý KKT Hải

Phòng, 2011)

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)