Định hƣớng mục tiêu về thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 96 - 135)

6. Kết cấu của luận văn

4.3. Định hƣớng mục tiêu về thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công

khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh

4.3.1. Định hướng chung

Một là, quy hoạch thu hút vốn đầu tƣ theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù

hợp với tiềm năng và lợi thế của tỉnh để phát huy hiệu quả đầu tƣ, trọng tâm là du lịch, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp, chế biến công nghệ cao.

Hai là, tạo bƣớc chuyển biến mạnh về thu hút vốn đầu tƣ từ chạy theo

số lƣợng sang chọn lọc các dự án có chất lƣợng, công nghệ cao, thân thiện môi trƣờng, tăng cƣờng sự liên kết với các doanh nghiệp trong nƣớc và phù hợp với định hƣớng tái cấu trúc nền kinh tế.

Ba là, đa dạng hoá hình thức đầu tƣ, khuyến khích và tạo điều kiện cho

các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng.

Bốn là, tăng cƣờng thu hút các dự án quy mô lớn có sản phẩm cạnh

tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ. Đồng thời, chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của tỉnh.

Năm là, chuyển dần thu hút vốn đầu tƣ với lợi thế giá nhân công rẻ

sang cạnh tranh bằng cơ chế hấp dẫn và chủ động chuẩn bị nguồn lực chất lƣợng cao.

4.3.2. Định hướng ngành và lĩnh vực

4.3.2.1. Công nghiệp – xây dựng

- Tập trung vào các ngành, lĩnh vực, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh nhƣ công nghiệp phụ trợ, khai khoáng, vật liệu xây dựng, đóng tàu, kinh tế biển, công nghiệp chế biến, thủy hải sản, dƣợc phẩm, công nghệ sinh học.

- Tập trung thu hút vốn đầu tƣ vào xây dựng các khu công nghiệp hiện có; nghiên cứu thành lập một số khu công nghiệp gắn với khu kinh tế, khu du lịch nhƣ khu công nghiệp: Cái Lân, Việt Hƣng, Đông Mai, Hải Yên, Hải Hà và KKT Vân Đồn.

4.3.2.2. Cơ sở hạ tầng

Tập trung thu hút vốn đầu tƣ vào xây dựng đƣờng bộ; đƣờng sắt; cảng biển; cảng hàng không hiện đại; hạ tầng đô thị; năng lƣợng, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng khoa học kỹ thuật: sản xuất năng lƣợng sạch; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và hiện đại hóa ngành thông tin truyền thông, xây dựng kết cấu hạ tầng KKT, KCN, KCNC… Đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tƣ vào các dự án hạ tầng về y tế, giáo dục, môi trƣờng, dịch vụ - du lịch

4.3.2.3. Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Hƣớng thu hút vốn đầu tƣ vào ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học; phát triển kinh tế biển, dịch vụ hậu cần nghề cá; khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản tạo ra chuỗi sản phẩm phục vụ du lịch và xuất khẩu; phát triển kinh tế rừng...

4.3.2.4. Dịch vụ

- Tập trung thu hút vốn đầu tƣ vào các dịch vụ “trung gian” chất lƣợng cao nhƣ logistic, nghiên cứu thị trƣờng, dịch vụ xuất khẩu gắn với mạng phân phối toàn cầu; dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, kho bãi, công nghệ thông tin và truyền thông. ...

- Lựa chọn những nhà đầu tƣ lớn vào dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, phù hợp với các cam kết quốc tế, trên nguyên tắc bảo đảm an ninh kinh tế quốc gia.

- Ƣu tiên thu hút vốn đầu tƣ vào ngành du lịch để đa dạng hóa loại hình sản phẩm du lịch, nâng cao chất lƣợng, hình thành một số khu du lịch có tầm cỡ quốc tế.

- Tăng cƣờng thu hút vốn dầu tƣ vào các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, trong đó chú ý đào tạo nhân lực trình độ cao trong các ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn ƣu tiên (công nghệ thông tin, tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ môi trƣờng); các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu lớn và năng lực (y học hiện đại, công nghệ biển) và lĩnh vực quản lý (hoạch định chính sách, quản lý hành chính công, quản trị kinh doanh…).

4.3.3. Định hướng theo địa bàn

Điều chỉnh chính sách thu hút vốn đầu tƣ theo hƣớng phát huy lợi thế của từng vùng và tạo liên kết vùng; vừa phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực và tác động lan tỏa đến các vùng khác, vừa phân bổ hợp lý nguồn lực phát triển nhanh hơn các vùng khó khăn; Trƣớc mắt cần tập trung thu hút vốn đầu tƣ vào các trung tâm kinh tế, địa bàn trọng điểm, có lợi thế nhƣ: Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí, Vân Đồn làm động lực thúc đẩy các địa bàn thuộc diện khó khăn nhƣ: Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà.

- Đẩy mạnh thu hút các dự án tại thành phố Hạ Long hình thành trung tâm kinh tế của vùng, thành phố du lịch xanh, cảng biển quốc tế văn minh, hiện đại.

- Tập trung thu hút vốn đầu tƣ vào các địa bàn phía Đông của tỉnh hình thành chuỗi đô thị vệ tinh sinh thái, dịch vụ tổng hợp cao cấp và kinh tế biển với 02 địa bàn trọng điểm là Vân Đồn và Móng Cái, trong đó Vân Đồn tập trung phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp (vui chơi giải trí, tài chính ngân hàng, du lịch sinh thái và kinh tế biển); Móng Cái tập trung phát triển dịch vụ thƣơng mại biên giới nhất là thƣơng mại tự do, xây dựng đặc khu kinh tế song phƣơng; dịch vụ du lịch.

- Tập trung thu hút vốn đầu tƣ vào các địa bàn phía Tây của tỉnh góp phần hình thành chuỗi đô thị - công nghiệp xanh và du lịch văn hóa, tâm linh.

4.3.4. Định hướng thị trường và đối tác

- Coi trọng các thị trƣờng và đối tác hiện tại nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Singapore, Ma Cao và các trung tâm tài chính quốc tế; tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút các đối tác từ các nƣớc công nghiệp phát triển, đặc biệt là các tập đoàn xuyên quốc gia, các nhà đầu tƣ có thƣơng hiệu hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, cần thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên nguyên tắc bảo đảm định hƣớng nâng cấp công nghệ và gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu.

- Thu hút có chọn lọc dòng vốn đầu tƣ chuyển dịch từ các nền kinh tế mới nổi nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc phù hợp với định hƣớng mới; đặc biệt chú trọng xem xét loại công nghệ chuyển dịch từ các nền kinh tế này để ngăn ngừa và tránh tiếp nhận công nghệ lạc hậu, không tiết kiệm năng lƣợng và tài nguyên, ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng và an ninh quốc gia.

4.3.5. Hình thức và phương thức đầu tư

Mở rộng phƣơng thức đầu tƣ BOT sang một số lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng mới; hoàn thiện khung pháp lý để mở rộng phƣơng thức đầu tƣ theo hình thức PPP trong một số dự án cơ sở hạ tầng; nghiên cứu khả năng áp dụng thực tiễn của phƣơng thức BTO, BOO; thiết kế các điều kiện thực hiện các dự án BT và loại trừ hiện tƣợng lợi dụng phƣơng thức này để chỉ định thầu dự án đầu tƣ.

4.4. Một số giải pháp thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh

4.4.1. Nhóm giải pháp về thu hút đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư

- Xây dựng danh mục dự án đầu tƣ trọng điểm hàng năm để kêu gọi đầu tƣ, kèm theo xây dựng mạng thông tin chi tiết đối với từng dự án. Dành

nguồn kinh phí trích từ nguồn ngân sách lập dự án tiền khả thi cho tất cả các dự án trong danh mục.

- Đa dạng các loại hình xúc tiến đầu tƣ (tổ chức các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ, xây dựng quan hệ đối tác với các nhà đầu tƣ tiềm năng, tổ chức các Hội thảo chuyên đề về thu hút đầu tƣ, hội thảo về kinh nghiệm thu hút đầu tƣ), không tổ chức các cuộc hội thảo xúc tiến với các đối tƣợng chung chung mà thay vào đó là tập trung vào những nhà đầu tƣ lớn, chiến lƣợc có định hƣớng, lĩnh vực phù hợp với điều kiện, tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ và cải cách thủ tục hành chính là yếu tố quan trọng tác động đến quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp.

- Chú trọng việc rà soát, thu hồi các dự án không đúng cam kết, vi phạm để dành quỹ đất sạch cho thu hút các nhà đầu tƣ mới. Giám sát tiến độ các dự án một cách chặt chẽ, thƣờng xuyên trên cơ sở Giấy chứng nhận đầu tƣ đã cấp và các quy định hiện hành có liên quan để một mặt kịp thời tháo gỡ khó khăn cho dự án; một mặt sẽ phát hiện những sai phạm để có biện pháp xử lý ngay.

- Tập trung hỗ trợ các dự án đã đƣợc cấp GCNĐT đang triển khai hoạt động thuận lợi và có hiệu quả (XTĐT tại chỗ). Thông qua các nhà đầu tƣ này để quảng bá hình ảnh về môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh Quảng Ninh.

- Triển khai việc quảng bá về môi trƣờng đầu tƣ của Quảng Ninh trên một số kênh truyền thông quốc tế lớn và có uy tín; kết hợp với chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại và du lịch quốc gia trong việc XTĐT và giới thiệu tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh. Hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng hệ thống trang web về ĐTNN và tài liệu XTĐT. Triển khai thực hiện việc lập trang Web riêng với Nhật Bản và Hàn Quốc.

- Các Chủ tịch UBND các địa phƣơng, Chủ đầu tƣ hạ tầng Khu CN, Các Sở, Ban, Ngành cùng tham gia vào hoạt động xúc tiến đầu tƣ, coi việc thu

hút nguồn lực FDI trong thời gian tới là vấn đề sống còn mang tính chiến lƣợc trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.

- Tăng cƣờng hoạt động đối thoại chính sách; nâng cao hiệu quả hoạt động của các đầu mối chuyên trách hỗ trợ cho nhà đầu tƣ của các địa bàn trọng điểm nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc... và cần nhân rộng mô hình này với địa bàn có tiềm năng về vốn và công nghệ...

- Xây dựng quy chế khen thƣởng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích vận động vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vận động dự án đầu tƣ vào tỉnh Quảng Ninh.

4.4.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch

- Công tác quy hoạch phải đảm bảo tính ổn định lâu dài. Thƣờng xuyên rà soát, kiểm tra việc tuân thủ quy hoạch. Đặc biệt, đối với quy hoạch không gian, xây dựng cần phải cân nhắc và lựa chọn với tầm nhìn chiến lƣợc, lâu dài, phù hợp với tiềm năng đặc biệt của Quảng Ninh, di sản thiên nhiên của thế giới, xử lý một cách căn bản, lâu dài và năng động giữa bảo vệ môi trƣờng sinh thái với phát triển công nghiệp, thƣơng mại; giữa công nghiệp với phát triển dịch vụ, du lịch; giữa KCN, KKT với an ninh, quốc phòng. Các quan điểm và tƣ duy đó phải đƣợc thể hiện trong từng dự án cụ thể, những điểm “bất di bất dịch” mang tính pháp lý… tránh sự thay đổi phụ thuộc vào tƣ duy nhiệm kỳ hoặc khi thay đổi cán bộ chủ chốt, nhất là ngƣời đứng đầu hoặc phục vụ cho một nhóm lợi ích.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy hoạch còn thiếu; rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu. Trƣớc mắt tập trung hoàn thiện việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dƣới sự tƣ vấn của tập đoàn tƣ vấn quốc tế, có uy tín và kinh nghiệm là Mc Kinsey (Hoa Kỳ). Theo đó tiếp tục hoàn thiện quy hoạch phát triển không gian đô thị, phát triển kinh tế xã hội của từng địa phƣơng, đặc biệt là các địa phƣơng trọng điểm nhƣ

Móng Cái, Cẩm Phả, Hạ Long, Vân Đồn, Quảng Yên, Uông Bí tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài dễ dàng lựa chọn địa điểm và lĩnh vực đầu tƣ.

- Tăng cƣờng gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng ƣu tiên quỹ đất để thực hiện dự án có trong quy hoạch đã đƣợc phê duyệt.

- Xây dựng quy hoạch phát triển ngành một cách rõ ràng, đầy đủ phù hợp với tình hình hiện tại và hƣớng tới tƣơng lai. Quy hoạch và bố trí các ngành phù hợp với tiềm năng sẵn có, phù hợp với nguồn nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên nhằm khai thác hiệu quả tối đa các lợi thế này.

- Công bố rộng rãi các quy hoạch đã đƣợc phê duyệt (tiếng Việt và tiếng Anh) trên các trang thông tin xúc tiến đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng kế hoạch đầu tƣ.

- Tiếp tục kiểm tra, thanh tra quản lý xây dựng và kế hoạch sử dụng đất đai ở một số huyện, thị. Tăng cƣờng giám sát thực hiện quy hoạch các khu, cụm công nghiệp gắn với kế hoạch sử dụng đất của các địa phƣơng. Có hình thức chế tài tƣơng ứng đối với các vi phạm trong công tác quy hoạch.

4.4.3. Nhóm giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng

- Rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng.

- Cân đối bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo thứ tự ƣu tiên các dự án quan trọng tạo tiền đề, có tính đột phá có tác động lớn đến kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn cụ thể, tạo động lực tại các địa bàn thành phố, thị xã: Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn, Cẩm Phả, Uông Bí, Quảng Yên.

- Để có tính hấp dẫn, thuyết phục các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi đến Quảng Ninh khảo sát đầu tƣ, Tỉnh cần có chính sách đảm bảo tuyệt đối việc

bố trí hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào công trình. Hạ tầng KCN, KKT sẽ thực hiện bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tƣ.

- Khai thác tối đa tiềm năng về vốn đầu tƣ của các tập đoàn tài chính có quy mô lớn nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sơ hạ tầng kỹ thuật: đƣờng giao thông, cảng biển, sân bay, các khu công nghiệp. Đa dạng hóa các hình thức đầu tƣ: BT, BOT, PPP….

- Tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, nƣớc không để xảy ra tình trạng thiếu điện, nƣớc đối với các cơ sở sản xuất, các cơ sở xử lý ô nhiễm đất, nguồn nƣớc, khí thải.

4.4.3.1. Hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế

- Phối hợp với chính quyền địa phƣơng nhanh chóng khắc phục, hoàn thiện, đảm bảo thuận lợi về hệ thống giao thông trong cũng nhƣ ngoài KCN, KKT; hệ thống cung cấp nƣớc, cung cấp điện; các hệ thống thoát nƣớc thải; các công trình phụ trợ... tạo ra hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ, đảm bảo đáp đứng tốt nhất nhu cầu sử dụng của các Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Lựa chọn chủ đầu tƣ hạ tầng KCN, KKT là các doanh nghiệp thực sự có năng lực về tài chính. Cần kêu gọi các chủ đầu tƣ là ngƣời nƣớc ngoài liên doanh với các doanh nghiệp trong nƣớc hoặc đầu tƣ dƣới hình thức 100% vốn nƣớc ngoài các KCN, KKT chƣa có chủ đầu tƣ để đảm bảo tính khả thi của dự án, đồng thời đây là một kênh xúc tiến và kêu gọi các doanh nhân, doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào các KCN, KKT trên địa bàn Quảng Ninh.

- Lựa chọn chủ đầu tƣ KCN, KKT là các doanh nghiệp hoặc tập đoàn đang có nhu cầu đầu tƣ hệ thống chuỗi giá trị sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu thô đến khâu sản xuất thành phẩm và bán ra thị trƣờng. Nhƣ vậy, đơn vị sẽ cần diện tích đất lớn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Thay

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 96 - 135)