6. Kết cấu của luận văn
3.3. Khả năng và nhu cầu thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp,
khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh có vị trí địa chiến lƣợc, nguồn tài nguyên vô giá “có
một không hai”. Quảng Ninh vừa có đƣờng biên giới trên bộ, vừa có đƣờng
biên giới trên biển với nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và giáp Vịnh Bắc Bộ. Vị trí này vừa có tính xung yếu chiến lƣợc, vừa phản ánh vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia. Quảng Ninh là cửa ngõ hội nhập thế giới của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, điểm nút trong Khu vực hợp tác “hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt Nam - Trung Quốc; Hợp tác trong Vành đai kinh tế Vịnh Bắc bộ, gồm: Bắc Hải, Khâm Châu, Phòng Thành Cảng (Quảng Tây - Trung Quốc) và 10 tỉnh, thành Việt Nam (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị) và Hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng (Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippin, Brunei, Singapore và Trung Quốc). Mặt khác, Quảng Ninh kết nối với Hải Phòng phát triển thành cụm cảng quốc tế phía Bắc, kết nối với Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng thành trung tâm trung chuyển hàng hóa xuất khẩu của Miền Bắc ra các thị trƣờng quốc tế rộng lớn. Vị trí địa lý đắc địa và xu thế phát triển ngày nay tạo ra thời cơ mới; và nếu có chính sách phù hợp, điều hành phối hợp chặt chẽ sẽ tạo động lực mạnh mẽ để Quảng Ninh phát triển nhanh hơn, góp phần thúc đẩy cả vùng, cả nƣớc phát triển.
Do nguồn lực đầu tƣ cho khai thác các tiềm năng còn hạn chế và điều kiện tích lũy từ nội bộ của tỉnh thấp nên việc quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ nhất là nguồn vốn từ nƣớc ngoài và ngoài tỉnh vào địa bàn Quảng Ninh là một chủ trƣơng lớn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.