6. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Phân tích số liệu
2.2.4.1. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở phân tổ, phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh công tác thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN, KKT qua các năm. So sánh là việc đối chiếu các
chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế xã hội đã đƣợc lƣợng hóa có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau.
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh với nhiệm vụ kế hoạch. + So sánh qua các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự.
+ So sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.
2.2.4.2. Phương pháp đồ thị
Đồ thị là phƣơng pháp chuyển hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Trong đề tài có các biểu đồ về: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào KCN, KKT chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quảng Ninh, chỉ tiêu nộp ngân sách của các KCN, KKT... Đồ thị sẽ giúp cho ngƣời đọc dễ dàng tiếp cận và phân tích thông tin.
2.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Qua phƣơng pháp này giúp cho luận văn có đƣợc các thông tin chính xác, mang tính hệ thống. Kết quả này sẽ giúp tác giả đƣa ra đƣợc các ý kiến đóng góp sát với thực tiễn.
Trong đề tài áp dụng phƣơng pháp này để phỏng vấn các chuyên viên, cán bộ lãnh đạo Ban Quản lý KKT Quảng Ninh về quá trình triển khai công tác chuyên môn: Đánh giá về trình độ, phẩm chất, năng lực hiện tại của cán bộ tại Ban; hệ thống quản lý về số liệu, chính sách hiện tại về KCN, KKT có gì bất cập, vƣớng mắc trong quá trình triển khai công tác. Ở đây tác giả đã trực tiếp phỏng vấn 5 cán bộ, trong đó có 1 đồng chí lãnh đạo ban, 02 đồng chí trƣởng phòng và 02 cán bộ chuyên viên của Ban quản lý KKT tỉnh Quảng Ninh.
Nội dung phƣơng pháp: Trực tiếp gặp đối tƣợng đƣợc phỏng vấn theo bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn. Áp dụng khi hiện tƣợng nghiên cứu phức tạp, cần
phải thu thập nhiều dữ liệu, khi muốn thăm dò ý kiến đối tƣợng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh đƣợc.
Ƣu nhƣợc điểm: Do gặp mặt trực tiếp nên quá trình phóng vấn có thể thuyết phục đƣợc đối tƣợng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tƣợng về các câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trƣớc khi ghi vào bảng tổng hợp điều tra. Tuy nhiên phƣơng pháp này cần có thời gian tiếp cận ngƣời đƣợc phỏng vấn, trong quá trình triển khai đã kết hợp giao tiếp xã hội và tranh thủ ngoài giờ hành chính để tránh làm mất thời gian làm việc của cán bộ đƣợc phỏng vấn.
Biện pháp nâng cao hiệu quả của phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Kỹ năng đặt câu hỏi phải khéo léo, tinh tế; không để cho quan điểm riêng của mình ảnh hƣởng đến câu trả lời của đáp viên; phải trung thực nhƣng chú ý kỹ năng giao tiếp.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
2.3.1. Về hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả thu hút vốn đầu tƣ;
- Hiệu quả sử dụng đất của các KCN, KKT; - Đóng góp ngân sách nhà nƣớc;
- Trình độ khoa học công nghệ;
2.3.2. Về hiệu quả xã hội
- Ảnh hƣởng tạo việc làm và tăng phúc lợi cho ngƣời lao động; - Góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
- Tác động lan tỏa của KCN, KKT có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đối với các doanh nghiệp trong tỉnh;
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ Ở QUẢNG NINH
3.1. Tình hình cơ bản của tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh
3.1.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có dải bờ biển dài 250 km, diện tích mặt biển rộng trên 6,1 nghìn km2
, trên 2.077 hòn đảo đá, đất lớn nhỏ khác nhau (chiếm 2/3 số đảo của cả nƣớc), trên 40.000 ha bãi triều, trên 20.000 ha eo vịnh là tiềm năng rất lớn cho phát triển kinh tế biển.
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
Là cửa ngõ vùng Đông Bắc tổ quốc thông thƣơng ra quốc tế thuận lợi bằng đƣờng thuỷ và đƣờng bộ, rất quan trọng về mặt an ninh quốc phòng. Quảng Ninh có đƣờng biên giới Việt Trung dài 132,8 km, có cửa khẩu quốc tế Móng Cái, 2 cửa khẩu quốc gia (Hoành Mô, Bắc Phong Sinh) tiếp giáp với
vùng duyên hải rộng lớn Nam Trung Quốc, Quảng Ninh là một trong 5 tỉnh của Việt Nam trong khu vực hợp tác “hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung. Đƣợc chia thành 14 đơn vị hành chính, trong đó có 04 thành phố (Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả), 01 thị xã Quảng Yên và 09 huyện (trong đó có hai huyện đảo là Vân Đồn, Cô Tô) với 186 xã, phƣờng, thị trấn. Quảng Ninh có hệ thống giao thông phát triển tƣơng đối đồng bộ gồm đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, cảng biển và đƣờng không trong tƣơng lai, lợi thế này tạo ra thuận lợi lớn để đẩy mạnh giao lƣu KT-XH trong nƣớc và quốc tế. Nhờ lợi thế địa chính trị, kinh tế khác biệt, Quảng Ninh đƣợc xác định là cửa ngõ kết nối giữa Việt Nam và các nƣớc ASEAN, khu vực Đông Bắc Á. Cùng với thành phố Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh là đầu tàu, là một trong ba cực tăng trƣởng trong Vùng tam giác kinh tế động lực phía Bắc đất nƣớc.
- Về khí hậu : Nằm trong vùng nhiệt đới, Quảng Ninh có nhiệt độ trung
bình hàng năm trên 22,9oC, lƣợng bức xạ trung bình hàng năm là 115.4Kcal/cm2. Lƣợng mƣa hàng năm lên tới 1.700 - 2.400mm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Quảng Ninh cũng chịu ảnh hƣởng lớn của bão tố, bão thƣờng đến sớm (tháng 6,7,8) và có cƣờng độ khá mạnh, nhất là ở các vùng đảo và ven biển. Quảng Ninh có 2 loại gió thổi theo mùa chính: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau gió thịnh hành là gió Đông Bắc, tốc độ gió 2- 4m/s, gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt có thể đạt tới cấp 5-6, ngoài khơi cấp 7-8; Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió Nam và Đông Nam với tốc độ gió trung bình 2-4m/s, cấp 2-3, có khi tới cấp 5-6.
- Về địa hình: là tỉnh miền núi - duyên hải, hơn 80% diện tích đất là đồi
và núi, ít có những khu đất thật bằng phẳng, có nhiều diện tích để xây dựng các đô thị lớn. Vùng biển và hải đảo của tỉnh với hơn 2.000 hòn đảo, có những đảo rất lớn nhƣ Cái Bầu, Bản Sen, Cô Tô... là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển đảo, du lịch, đánh bắt thuỷ sản. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 30 con sông, suối dài trên 10km, đa số là các sông nhỏ, diện tích lƣu vực dƣới 300km2
3.1.1.2. Tài nguyên khoáng sản
So với các tỉnh/thành cả nƣớc, có thể nói Quảng Ninh là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi và đƣợc thiên nhiên ƣu đãi bậc nhất so với cả nƣớc. Nhƣ có tài nguyên khoáng sản phong phú, có trữ lƣợng lớn nhƣ than đá khoảng 3,5 tỷ tấn, đá vôi 1,3 tỷ tấn, sét chịu lửa 14 triệu tấn, cao lanh 150 triệu tấn, cát thuỷ tinh 6,2 triệu tấn .... là tiềm năng để phát triển các dự án đầu tƣ về lĩnh vực công nghiệp.
Tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng: có Vịnh Hạ Long đƣợc UNESCO 2 lần công nhận là “Di sản thiên nhiên của Thế giới”, vừa đƣợc vinh danh là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Quần thể Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long tạo nên nguồn tài nguyên du lịch nổi bật, đặc sắc vào bậc nhất cả nƣớc và thế giới. Có 4 trung tâm du lịch lớn là: Trung tâm du lịch tâm linh và di tích lịch sử (Khu Yên Tử - Bạch Đằng); Trung tâm du lịch di sản thiên thiên (Hạ Long); Trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lƣợng cao (Vân Đồn) và Trung tâm du lịch thƣơng mại biên giới (Móng Cái); hơn 500 danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử đƣợc xếp hạng. Với những giá trị nổi bật đây là tiềm năng để phát triển các dự án đầu tƣ về lĩnh vực du lịch và dịch vụ. những năm qua, số khách du lịch đến Quảng Ninh tham quan tăng cao (năm 2011 tăng gấp 3,5 lần so với năm 2001).
0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 Tổng số khách du lịch 2,458,500 3,110,000 3,600,200 4,514,514 4,800,800 5,417,000 6,459,000 Khách quốc tế 1,005,800 1,150,000 1,468,000 2,307,742 2,009,300 2,122,000 2,296,000 Khách nội địa 1,452,700 1,960,000 2,132,200 2,206,799 2,791,500 3,295,000 4,163,000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Biểu đồ 3.1: Tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh 2005-2011
3.1.1.3. Điều kiện về dân số và nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh
Dân số trung bình của tỉnh năm 2010 là 1.161,6 nghìn ngƣời, trong đó dân số thành thị là 604 nghìn ngƣời (chiếm khoảng 52,0%); dân số nông thôn là 557,6 nghìn ngƣời (chiếm khoảng 48,0%). Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế năm 2011 là 633,4 nghìn ngƣời (chiếm khoảng 53,66% dân số).
Biểu đồ 3.2: Mật độ dân số Vùng đồng bằng sông Hồng năm 2010
(Nguồn: Số liệu Cục Thống kê Quảng Ninh năm 2011)
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong giai đoạn 2005 - 2010,
tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh luôn duy trì ở mức cao và ổn định. Tốc độ tăng trƣởng luôn giữ ở mức trên 10% hàng năm và đạt bình quân 12,66% trong cả giai đoạn. Năm 2010 đạt 12,6% và năm 2011 ƣớc đạt 12,1%, cao hơn nhiều so với mức tăng trƣởng trung bình của cả nƣớc (năm 2009 đạt 5,32% và 6,78% năm 2010). Đây là mức tăng trƣởng ấn tƣợng của Quảng Ninh trong bối cảnh nền kinh tế vẫn bị tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhìn chung trong 5 năm vừa qua nền kinh tế không có sự đột biến trong phát triển công nghiệp cũng nhƣ dịch vụ. Trong giai đoạn 2005 - 2010, tỷ trọng công nghiệp hầu nhƣ không có sự thay đổi khi chỉ tăng từ 54,2% lên 54,5% (chỉ tăng 0,3 điểm phần trăm). Ngành
dịch vụ có đôi chút biến chuyển khi tăng từ 38,6% năm 2005 lên 39,1% năm 2010. Do cả hai ngành công nghiệp và dịch vụ tăng chậm nên ngành nông nghiệp cũng chỉ giảm từ 7,2% xuống còn 6,4%.
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005 - 2010
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh - 2011)
Thu nhập bình quân đầu người: Trong giai đoạn 2002-2010, thu nhập
bình quân đầu ngƣời tỉnh Quảng Ninh có tốc độ tăng khá nhanh và đã gia tăng hơn 4 lần nếu so sánh giữa năm 2002 với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng nhanh cho thấy chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân có nhiều cải thiện cùng với quá trình đầu tƣ phát triển.
Biểu đồ 3.4: Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2002 - 2010
Thương mại xuất khẩu: Trong cả giai đoạn 2006 - 2010, giá trị xuất khẩu của Quảng Ninh tăng không ngừng từ mức chỉ 865 triệu USD đã tăng lên hơn 2 tỷ USD vào năm 2010. Xuất khẩu của tỉnh đƣợc xem là một trong những thành công về mặt giá trị xuất khẩu. Trong cả giai đoạn khủng hoảng và sau khủng hoảng, giá trị xuất khẩu vẫn tăng mạnh, đặc biệt là sau năm 2007.
Biểu đồ 3.5: Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn giai đoạn 2002 - 2010
(Nguồn: Tổng cục Thống kê - 2011)
3.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh
Nhƣ đã đã đề cập, Quảng Ninh gồm 11 KCN, KKT Vân Đồn và 3 KKT cửa khẩu. Phạm vi nghiên cứu của luận văn về nội dung liên quan đến giải pháp thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN, KKT. Trƣớc hết cần tìm hiểu tình hình chung về các KCN, KKT làm cơ sở cho công tác nghiên cứu thực trạng công tác thu hút vốn đầu tƣ có liên quan, cụ thể:
3.2.1. Tổng quan chung về khu công nghiệp, khu kinh tế
3.2.1.1. Về các khu công nghiệp
Đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có 06 KCN đƣợc thành lập, cấp Giấy CNĐT với tổng diện tích là 2.338 ha (gồm: KCN Cái Lân: 305 ha, KCN Việt Hƣng: 301 ha, KCN Hải Yên: 182 ha, KCN Đông Mai: 160 ha;
KCN Phƣơng Nam: 709 ha và KCN Hoành Bồ: 681 ha) và 05 KCN đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ với tổng diện tích là: 7.188 ha (bao gồm: KCN cảng biển Hải Hà: 4.988 ha, KCN - dịch vụ Đầm Nhà Mạc: 1.500 ha, KCN Quán Triều: 150 ha, KCN Tiên Yên: 150 ha, KCN phụ trợ ngành than: 400 ha), hiện một số KCN đang triển khai các công tác chuẩn bị đầu tƣ.
Hình 3.2: Bản đồ quy hoạch phát triển KCN tỉnh Quảng Ninh năm 2012
(Nguồn: Ban Quản lý KKT tỉnh Quảng Ninh - 2012) 3.2.1.2. Về các khu kinh tế
Tỉnh Quảng Ninh có 04 khu kinh tế với tổng diện tích trên 361.868 ha, bao gồm:
- KKT ven biển Vân Đồn (huyện Vân Đồn) đƣợc thành lập theo Quyết định số 120/2007/QĐ-TTg ngày 26/7/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ, bao gồm toàn bộ huyện Vân Đồn; có tổng diện tích khoảng 217.133 ha, trong đó diện tích đất tự nhiên 55.133 ha, phần vùng biển rộng 162.000 ha; có 1 thị trấn và 11 xã, với trên 600 hòn đảo lớn, nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long. Dân số khoảng 42.000 nhân khẩu. KKT Vân Đồn hoạt động theo Quy chế ban hành tại Quyết định 26/2010/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ.
- KKT cửa khẩu Móng Cái gắn với cửa khẩu quốc tế Móng Cái, có diện tích tự nhiên khoảng 121.197 ha, trong đó diện tích đất liền là 66.197 ha và diện tích mặt biển là 55.000 ha, bao gồm: toàn bộ thành phố Móng Cái, KCN - cảng biển Hải Hà và 6 xã, thị trấn của huyện Hải Hà. Tiếp giáp với thị xã Đông Hƣng - Trung Quốc. KKT cửa khẩu Móng Cái đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập tại Quyết định số 19/2012/QĐ-TTg ngày 10/4/2012;
- KKT cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn gắn với cửa khẩu quốc gia Hoành Mô có diện tích 14.145 ha, bao gồm 2 xã Hoành Mô và Đồng Văn thuộc huyện Bình Liêu, giáp với xã Động Trung - Phòng Thành - Trung Quốc. KKT cửa khẩu đƣợc thành lập và áp dụng chính sách KKT cửa khẩu tại Quyết định số 115/2002/QĐ-TTg ngày 13/9/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ.
- KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh gắn với cửa khẩu Bắc Phong Sinh, có diện tích tự nhiên khoảng 9.302 ha, thuộc phạm vi xã Quảng Đức, huyện Hải Hà, giáp với Lý Phổ - Đông Hƣng - Trung Quốc. KKT cửa khẩu đƣợc thành lập và áp dụng chính sách KKT cửa khẩu tại Quyết định số 115/2002/QĐ- TTg ngày 13/9/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ.
Tổng diện tích tự nhiên các KCN, KKT của tỉnh Quảng Ninh là 371.394,9 ha, chiếm 6,09% diện tích toàn tỉnh (Trong đó diện tích các KKT là 361.868 ha; diện tích các KCN là 9.526,9 ha).
3.2.2. Thực trạng triển khai các khu công nghiệp, khu kinh tế
3.2.2.1. Đối với các khu công nghiệp
- Khu công nghiệp Cái Lân (thành phố Hạ Long): Dự án đầu tƣ kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN đƣợc Bộ Xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 340/BXD/KH-DA ngày 31/7/1997 với tổng mức đầu tƣ là 133,5 tỷ đồng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên đến năm 2000 dự án mới đƣợc triển khai đầu tƣ và đến năm 2004 hoàn thành đầu tƣ hệ thống hạ tầng thiết yếu và đi vào hoạt động giai đoạn I. Hiện nay toàn bộ KCN Cái Lân đã đƣợc đầu tƣ xây
dựng cơ bản hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, diện tích đất cho thuê lấp đầy KCN đạt 100%). Tổng giá trị đầu tƣ đã thực hiện khoảng 437,37 tỷ đồng. Hiện có 60 dự án đầu tƣ thứ cấp với 19 dự án FDI và 41 dự án đầu tƣ trong nƣớc;