6. Kết cấu của luận văn
4.4.3.1. Hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế
- Phối hợp với chính quyền địa phƣơng nhanh chóng khắc phục, hoàn thiện, đảm bảo thuận lợi về hệ thống giao thông trong cũng nhƣ ngoài KCN, KKT; hệ thống cung cấp nƣớc, cung cấp điện; các hệ thống thoát nƣớc thải; các công trình phụ trợ... tạo ra hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ, đảm bảo đáp đứng tốt nhất nhu cầu sử dụng của các Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Lựa chọn chủ đầu tƣ hạ tầng KCN, KKT là các doanh nghiệp thực sự có năng lực về tài chính. Cần kêu gọi các chủ đầu tƣ là ngƣời nƣớc ngoài liên doanh với các doanh nghiệp trong nƣớc hoặc đầu tƣ dƣới hình thức 100% vốn nƣớc ngoài các KCN, KKT chƣa có chủ đầu tƣ để đảm bảo tính khả thi của dự án, đồng thời đây là một kênh xúc tiến và kêu gọi các doanh nhân, doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào các KCN, KKT trên địa bàn Quảng Ninh.
- Lựa chọn chủ đầu tƣ KCN, KKT là các doanh nghiệp hoặc tập đoàn đang có nhu cầu đầu tƣ hệ thống chuỗi giá trị sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu thô đến khâu sản xuất thành phẩm và bán ra thị trƣờng. Nhƣ vậy, đơn vị sẽ cần diện tích đất lớn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Thay vì thuê đất của chủ đầu tƣ KCN, KKT hiện có, đơn vị sẽ tiến hành đầu tƣ hạ tầng KCN, KKT để đƣợc hƣởng các ƣu đãi hiện hành theo Quyết định số
386/2012/QĐ-UBND ngày 22/02/2012 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc ban hành quy định về chính sách hỗ trợ đầu tƣ vào các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Phần diện tích đất còn lại đơn vị có thể kinh doanh bằng hình thức cho thuê.
- Có kế hoạch bố trí nguồn vốn để triển khai đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đồng bộ với tiến độ triển khai của các dự án vốn trong nƣớc, dự án vốn FDI, các KCN, KKT.
- Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng làm cơ sở thu hút đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng. Ƣu tiên tập trung kêu gọi vào các dự án hạ tầng, giao thông quan trọng, các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, hàm lƣợng giá trị gia tăng cao, đặc biệt các dự án vào KCN, KKT cụm công nghiệp có hạ tầng tƣơng đối đồng bộ.
- Tỉnh cần cho rà soát lại quy hoạch các khu công nghiệp của tỉnh hiện có để có những điều chỉnh cho phù hợp, từ đó dành nguồn lực đầu tƣ thích đáng từ Ngân sách Nhà nƣớc cho hạ tầng đến những KCN, KKT thực sự có tiềm năng và đạt lợi thế kinh tế theo quy mô. KCN tập trung đã lỗi thời, do vậy, trừ những khu đã lấp đầy (nhƣ KCN Cái Lân) thì đối với các khu còn lại, khu mới cần đầu tƣ theo quy mô lớn và theo mô hình “3 trong 1” (khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ) hoặc “4 trong 1” (khu đô thị - công nghiệp/công nghệ - dịch vụ - cảng biển). Trƣớc mắt, có thể nghiên cứu tập trung phát triển KCN Việt Hƣng, KCN đa năng Đầm Nhà Mạc, KCN cảng biển Hải Hà…
- Lựa chọn KCN Việt Hưng ưu tiên đầu tư trước, tập trung đầu tƣ nhanh
cơ sở hạ tầng đồng bộ bao gồm hạ tầng bên trong hàng rào và hạ tầng kết nối, thiết kế hiện đại để đảm bảo các điều kiện thu hút nhà đầu tƣ và đi vào hoạt động. Xây dựng KCN Việt Hƣng trở thành môi trƣờng phát triển lý tƣởng cho các ngành công nghiệp đột phá, nhƣ ngành dịch vụ sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử (EMS) và ngành sản xuất chế biến thực phẩm và nƣớc uống để thu hút
các tập đoàn sản xuất chế biến lớn trong và ngoài nƣớc, đảm bảo giao thông kết nối đến Cảng Cái Lân đƣợc hoàn thiện để tăng tính cạnh tranh.
- Chủ động hỗ trợ việc phát triển KCN Hải Yên tại Móng Cái để có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tƣ thứ cấp lấp đầy KCN. Đặc biệt là khi KCN này hiện nay đã có sẵn thế mạnh trong ngành sản xuất dệt may và may mặc. Đồng thời thăm dò khả năng liên kết với KKT cửa khẩu Móng Cái. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển KCN Hoành Bồ, làm việc với nhà đầu tƣ tiềm năng Tập đoàn Geleximco và các nhà đầu tƣ tiềm năng khác để định hình phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN.
- Phát triển KCN cảng biển Hải Hà để đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhà đầu tƣ trong ngành sản xuất công nghiệp nặng và sản xuất công nghệ cao. Với KCN Đầm nhà Mạc ở thị xã Quảng Yên sẽ phát triển phối hợp với việc phát triển Cảng Tiền Phong, Lạch huyện và KCN Đình Vũ tại Hải Phòng để cung cấp các dịch vụ hậu cần và vận chuyển phục vụ nhu cầu dự kiến từ các cảng mới xây dựng. Tất cả các KCN, KKT còn lại sẽ đƣợc phát triển theo thời gian và lộ trình thực tiến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
- Để khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ hạ tầng kỹ thuật do các nhà đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và điều hành KCN, KKT ở Quảng Ninh thƣờng đầu tƣ xây dựng theo từng giai đoạn theo hình thức cuốn chiếu. Những dịch vụ công cộng cơ bản nhƣ điện, nƣớc và viễn thông chỉ đƣợc lắp đặt sau khi nhà đầu tƣ thứ cấp đã ký hợp đồng thuê đất, dẫn đến quan ngại của các nhà đầu tƣ thứ cấp tiềm năng. Tỉnh Quảng Ninh sẽ có chính sách cụ thể đảm bảo đúng tiến độ và thời gian thực hiện việc đầu tƣ hạ tầng đồng bộ, tiến hành thanh kiểm tra và thu hồi các dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng khu công nghiệp chậm tiến độ.