Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp Thăng Lon g Hà Nội

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 54 - 55)

6. Kết cấu của luận văn

1.5.2.5. Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp Thăng Lon g Hà Nội

Giai đoạn 1: Thành lập khu công nghiệp: KCN Thăng Long là dự án

hợp tác giữa Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản (58%) và Công ty Cơ khí Đông Anh của Việt Nam (42%), đƣợc xây dựng từ năm 1998 và hoàn thành năm 2000. KCN đã hai lần đƣợc mở rộng vào các năm 2005 và 2007, với tổng diện tích sử dụng khoảng 250ha.

Giai đoạn 2: Xây dựng năng lực: KCN Thăng Long đặt tại huyện Đông

Anh, cách trung tâm Hà Nội 16km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 14km, cảng Hải Phòng 122km, và cảng Cái Lân 120km. Ngay tại KCN có dịch vụ một cửa hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính nên doanh nghiệp có thể có giấy phép đầu tƣ trong vòng 14 ngày, thủ tục hải quan cũng có thể hoàn thành ngay tại khu công nghiệp. KCN cũng có chi nhánh ngân hàng, trung tâm phân phối hàng hoá, bƣu điện, các công ty bảo trì, sửa chữa thiết bị… Nhà đầu tƣ KCN cũng xây dựng các nhà xƣởng cho thuê để giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng rút ngắn thời gian khởi nghiệp. Đây là KCN đầu tiên có chứng chỉ ISO 14001. Toàn bộ nƣớc thải của các nhà máy đƣợc thu gom, tập trung xử lý tại Nhà máy xử lý nƣớc thải, đảm bảo tiêu chuẩn môi trƣờng của Việt Nam.

Giai đoạn 3: Hiệu ứng Canon: Với điều kiện hạ tầng và điều kiện kinh

doanh thuận lợi, KCN Thăng Long đã mời đƣợc nhà đầu tƣ có tầm cỡ quốc tế là Canon. Sau khi Canon vào Việt Nam (năm 2001), đã có tới 21 nhà cung cấp nƣớc ngoài (hầu hết là công ty Nhật Bản) theo Canon đầu tƣ vào Việt Nam, nhƣ Parker Processing, Volex Cable Assembly, Sumitomo Coil Center,

Santomas… hình thành nên cụm công nghiệp điện tử tại KCN Thăng Long. Đến năm 2007, đã có 40 doanh nghiệp thứ cấp tới đầu tƣ tại đây. KCN Thăng Long đã đạt đƣợc những thành công nhất định. Tính đến tháng 12/2011 đã có trên 80 doanh nghiệp đang hoạt động tại đây, đóng góp đáng kể cho ngân sách T.P Hà Nội và tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động. Tuy nhiên, KCN này cũng bộc lộ nhiều yếu kém nhƣ: khan hiếm lao động có kỹ năng, điều kiện sống khó khăn của ngƣời lao động. Điều này đang gây ra những tác động không tốt cho cả doanh nghiệp, ngƣời lao động cũng nhƣ môi trƣờng kinh doanh của Hà Nội. Đây là những hạn chế lớn của các KCN Việt Nam đang gặp phải và hiện chƣa có giải pháp khắc phục thực sự tốt.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 54 - 55)