Nguồn nhân lực và lao động

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.5. Nguồn nhân lực và lao động

Mặc dù nguồn nhân lực không phải là yếu tố tiên quyết đối với sự hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ nhƣng lại đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và khu kinh tế nói riêng. Ngày nay, trình độ khoa học, kỹ thuật công nghệ phát triển cao, có những bƣớc đột phá nhƣng cũng không thể thiếu đƣợc vai trò của con ngƣời trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động.

Nguồn nhân lực nói chung hay lao động nói riêng là một trong những yếu tố hợp thành các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, ở góc độ này lao động là nhân tố ảnh hƣởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì chi phí lao động (tiền công, tiền lƣơng...) đƣợc tính trong giá thành sản phẩm, dịch vụ và do đó cùng là nhân tố cấu thành nên mức tăng trƣởng của nền kinh tế. Lao động khi đóng vai trò là bộ phận tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong xã hội thì sẽ tác động đến tổng cầu của nền kinh tế và trở thành một công cụ điều tiết vĩ mô của Chính Phủ.

Đối với việc thu hút đầu tƣ để phát triển KCN, KKT, nguồn lao động có một vai trò rất quan trọng. Số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng của lao động sẽ là

yếu tố cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tƣ. Do đó, để đầu tƣ phát triển KCN, KKT nguồn lao động tại chỗ ngoài việc đáp ứng đủ yêu cầu về số lƣợng phải đảm bảo tiêu chí về mặt chất lƣợng để tạo sức cạnh tranh và nâng cao hiệu quả đầu tƣ của nhà đầu tƣ. Chính vì vậy, tại địa bàn nào, khu kinh tế nào có nguồn lao động dồi dào, đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật có tay nghề, đƣợc đào tạo cơ bản, đáp ứng đƣợc cơ bản các điều kiện về sinh hoạt thì càng dễ thu hút đƣợc các dự án đầu tƣ.

Nguồn nhân lực khi đóng vai trò là một nhân tố trong hệ thống thể chế của một quốc gia, tác động trực tiếp đến việc thực hiện có hiệu quả cơ chế chính sách thì càng giữ một vị trí rất quan trọng. Đó là đội ngũ cán bộ công chức, những ngƣời làm nhiệm vụ thực thi, giúp các nhà đầu tƣ thực hiện ý tƣởng đầu tƣ của mình. Nhƣ đã trình bày ở phần trên, một quốc gia dù có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chính sách về đầu tƣ đồng bộ, nhƣng nếu không có một bộ máy thực thi có hiệu quả thì cũng sẽ không là một môi trƣờng hấp dẫn các nhà đầu tƣ.

Nói tóm lại, đảm bảo duy trì nguồn nhân lực, đội ngũ lao động dồi dào về số lƣợng, phù hợp về cơ cấu ngành nghề và có chất lƣợng cao là điều kiện không thể thiếu đối với việc phát triển các KCN, KKT trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt nhƣ hiện nay.

Trên đây là những nhân tố cơ bản có ảnh hƣởng đến việc thu hút vốn đầu tƣ đối với các KCN, KKT. Trên thực tế, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, mỗi quốc gia, hay địa phƣơng còn có những nhân tố mang tính chất nội tại tác động đến thu hút đầu tƣ. Việc làm rõ bản chất của các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ là cơ sở lý luận rất quan trọng để phân tích đánh giá tình hình thực tiễn và đề ra các giải pháp thiết thực để thu hút hiệu quả vốn đầu tƣ cho phát triển các KCN, KKT.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)