6. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Nguyên nhân chủ quan
3.4.2.1. Quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế còn hạn chế
Công tác quy hoạch KCN, KKT chƣa đƣợc cân nhắc một cách đầy đủ giữa yêu cầu phát triển với bảo vệ môi trƣờng, giữa phát triển một số ngành công nghiệp với phát triển du lịch, quy hoạch phát triển chƣa đồng bộ với quy hoạch đô thị, khu dân cƣ, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dẫn tới ảnh hƣởng đến tính bền vững trong phát triển; chƣa chú trọng gắn việc xây dựng quy hoạch chi tiết từng KCN, KKT với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống ngƣời lao động làm việc trong KCN, KKT. Một phần do năng lực quản lý nhà nƣớc về quy hoạch, đất đai của chính quyền địa phƣơng còn bộc lộ nhiều yếu kém.
Công tác quy hoạch phát triển KCN, KKT còn giản đơn, chƣa có tiêu chí cụ thể mang tính khoa học để lựa chọn khi xây dựng và phát triển KCN, KKT. Hơn nữa trong công tác quy hoạch, thiếu tính định hƣớng để phát triển các ngành mũi nhọn, dự án gọi vốn đầu tƣ tầm chiến lƣợc có tác động mạnh, có sức lan tỏa đối với sự phát triển của tỉnh.
Chủ trƣơng phát triển nhiều KCN, KKT trong khi tỉnh chƣa có tiềm lực, vốn đối ứng. Các hình thức thu hút đầu tƣ chƣa phù hợp để tận dụng cơ hội mới
với điều kiện và tình hình mới. Việc ban hành danh mục các dự án mời gọi đầu tƣ mới chỉ đƣa ra ở mức độ định tính, chƣa có căn cứ khoa học và thực tiễn. Danh mục dự án chƣa thể hiện đƣợc các ngành công nghiệp lợi thế của tỉnh một cách cụ thể và chi tiết, vì vậy tính hấp dẫn và khả thi của dự án thấp.
3.4.2.2. Chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh vẫn thiếu tính hấp dẫn, thiếu tính chọn lọc, chất lượng các dự án đầu tư chưa cao
Chính sách ƣu đãi đầu tƣ vào KCN, KKT của tỉnh Quảng Ninh chƣa thật sự tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp KCN, KKT. Trong những năm qua (tính đến hết năm 2011) tỉnh chƣa có chính sách hỗ trợ lãi suất khi doanh nghiệp KCN, KKT vay vốn ở các ngân hàng của tỉnh. Việc hỗ trợ vốn từ ngân sách theo quy định vấn thực hiện chậm làm giảm lòng tin của các nhà đầu tƣ. Do vậy, các chính sách ƣu đãi vẫn chƣa đủ sức thu hút các nhà đầu tƣ.
Hiệu quả của công tác vận động xúc tiến đầu tƣ còn hạn chế, các hình thức vận động, thu hút đầu tƣ ở nƣớc ngoài chƣa đủ sức mạnh để thu hút nhiều nhà đầu tƣ có tiềm năng. Công tác vận động xúc tiến đầu tƣ chƣa chuyên nghiệp, các hoạt động còn mang tính hình thức, việc tiếp xục trao đổi với nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc quá ít. Các hình thức vận động, thu hút đấu tƣ ở nƣớc ngoài chƣa đủ sức mạnh để tìm kiếm các doanh nghiệp lớn đầu tƣ vào KCN, KKT Quảng Ninh.
3.4.2.3. Sự phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng của các khu công nghiệp, tỉnh trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng của các khu công nghiệp, khu kinh tế còn chưa cao
Khi triển khai quy hoạch, đền bù các KCN, KKT liên quan đến vấn đề quy hoạch các khu dân cƣ, các công trình phục vụ sản xuất lân cận, các công trình phúc lợi công cộng… chủ đầu tƣ phải tự liên hệ làm các thủ tục liên quan, trong khi đó trách nhiệm giải quyết vấn đề này do các cơ quan nhà nƣớc chủ trì cùng với chủ đầu tƣ thực hiện. Do vậy đã làm ảnh hƣởng tới công tác
đền bù, giải phóng mặt bằng của các KCN, KKT. Công tác kiểm tra, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa thật chặt chẽ, khi phát hiện dấu hiệu vi phạm chƣa xử lý kiên quyết kịp thời, gây khó khăn trong quá trình xử lý tiếp theo.
3.4.2.4. Nhiều bất cập trong tổ chức bộ máy và đào tạo nhân lực quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế công nghiệp, khu kinh tế
Còn có những bất hợp lý trong tổ chức, quản lý KCN, KKT. Hầu hết cán bộ công chức còn thiếu kiến thức, kỹ năng và thực tiễn về công tác quản lý. Qua phỏng vấn cán bộ chuyên viên của Ban Quản lý KCN, KKT đánh giá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ trong Ban Quản lý KTK chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. Một số cán bộ công chức có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, gây khó khăn cho nhà đầu tƣ, làm mất thời gian đi lại, giảm lòng tin, mất cơ hội kinh doanh của nhà đầu tƣ.
Hệ thống đào tạo nghề tại tỉnh Quảng Ninh là khá lớn, với 20 trƣờng nghề và cao đẳng nghề, tuy nhiên phần lớn là các trƣờng tập trung cho đào tạo lao động ngành than, chất lƣợng đào tạo còn chƣa cao, thiếu tính thiết thực, không phù hợp với công nghệ của các doanh nghiệp KCN, KKT, dẫn tới việc các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động phải tự đào tạo và đào tạo lại.
3.4.2.5. Công tác quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế mới chỉ chủ ý đến hiệu quả kinh tế mà chưa thật coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội quả kinh tế mà chưa thật coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội
Trong thời gian, việc phát triển các KCN, KKT ở Quảng Ninh đã mang lại những hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực, song công tác quản lý còn bộc lộ yếu tố chƣa thật sự coi trọng hiệu quả về kinh tế xã hội. Vấn đề bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động KCN, KKT chƣa thực hiện tốt. Sự giãn cách giữa mức lƣơng tối thiểu giữa 2 khu vực trong nƣớc và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chẳng những tạo ra tâm lý bị phân biệt đối xử mà còn gây thiệt hại cho ngƣời lao động. Do thiếu quy hoạch đồng bộ nên phần lớn các KCN, KKT ở
Quảng Ninh chƣa có công trình phúc lợi đi kèm. Tình trạng thiếu nhà ở và những tiện nghi tối thiểu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của ngƣời lao động trong các KCN, KKT là rất phổ biến. Môi trƣờng sống tạm bợ, thiếu thốn, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hầu nhƣ chỉ ở mức tối thiểu. Chính sách về phát triển các tổ chức quần chúng trong các doanh nghiệp ở KCN, KKT chƣa phát huy hiệu quả. Bản thân ngƣời lao động cũng chƣa mặn mà với việc tham gia vào các tổ chức này một phần quan trọng là do chƣa tìm ra đƣợc một mô hình tổ chức phù hợp đủ sức bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động. Các chính sách đối với ngƣời lao động nhập cƣ, chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đã đƣợc áo dụng với mọi lao động, song trong thực tế vẫn có sự phân biệt giữa lao động sở tại và lao động nhập cƣ.
Kết luận chƣơng 3
Đƣợc sự quan tâm giúp đỡ nhiều mặt của Chính phủ và các bộ ngành Trung ƣơng cùng với sự nỗ lực cố gắng của địa phƣơng, trong 5 năm qua tỉnh Quảng Ninh đã thu đƣợc những kết quả nhất định trong việc thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN, KKT của tỉnh. Nguồn lực thu hút đƣợc đã thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Thực tiễn hoạt động đầu tƣ ở Quảng Ninh cho thấy, Khu kinh tế Vân Đồn và các Khu kinh tế cửa khẩu do Chính phủ thành lập, đã đƣợc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng khá hiện đại, hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ đã đƣợc các bộ, ngành Trung ƣơng xây dựng và với một cơ chế ƣu đãi đặc biệt lần đầu tiên đƣợc áp dụng ở nƣớc ta nên hoạt động thu hút đầu tƣ khá hiệu quả. Tuy nhiên các KCN khác của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tƣ do một số cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, các cơ quan chuyên môn từ trung ƣơng đến địa phƣơng để cùng tập trung tháo gỡ.
Nhìn chung hoạt động đầu tƣ ở Quảng Ninh trong 5 năm qua đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Tuy nhiên vẫn còn không ít những vƣớng mắc, hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục nhằm tạo ra môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn hơn và bảo đảm phát triển bền vững.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ Ở TỈNH QUẢNG NINH
4.1. Quan điểm về thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh tế ở tỉnh Quảng Ninh
- Thu hút đầu tƣ đồng thời phải đảm bảo tính bền vững, xử lý tốt mối quan hệ phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Hệ thống cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tƣ phải đảm bảo tính khả thi, đồng bộ và hiệu quả.
- Tận dụng tối đa ƣu thế của địa kinh tế của tỉnh, đặc biệt quan tâm đến việc thu hút đầu tƣ vào các lĩnh vực có tác động lan tỏa đến quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.
- Để nâng cao việc thu hút vốn đầu tƣ, cần đẩy mạnh việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, có những giải pháp hài hòa về lợi ích giữa nhà đầu tƣ và địa phƣơng cũng nhƣ giữa nhà đầu tƣ và ngƣời lao động.
- Đối với các dự án động lực, có tính lan tỏa trong nền kinh tế, cần có những chính sách đặc thù để khuyến khích vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.
4.2. Mục tiêu thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh
(1) Phấn đấu đến năm 2020 thu hút vốn đầu tƣ trong và ngời nƣớc đạt 08 tỷ USD, bình quân mỗi năm 1 tỷ USD; nâng tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký đạt 40% (hiện nay là 25%).
(2) Đến năm 2020, nguồn vốn đầu tƣ vào các KCN, KKT của tỉnh chiếm 38% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội của tỉnh, đóng góp khoảng 50% GDP, 60% tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng 20% tổng thu ngân sách của tỉnh.
(3) Phấn đấu hàm lƣợng công nghệ trong các dự án chiếm 45-50%, chuyển từ phát triển công nghiệp nặng là chủ yếu dần sang phát triển công nghiệp phụ trợ kỹ thuật cao, giảm thiểu tác động môi trƣờng, giảm xuất thô, khai thác tối đa lợi thế Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long.
4.3. Định hƣớng mục tiêu về thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh
4.3.1. Định hướng chung
Một là, quy hoạch thu hút vốn đầu tƣ theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù
hợp với tiềm năng và lợi thế của tỉnh để phát huy hiệu quả đầu tƣ, trọng tâm là du lịch, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp, chế biến công nghệ cao.
Hai là, tạo bƣớc chuyển biến mạnh về thu hút vốn đầu tƣ từ chạy theo
số lƣợng sang chọn lọc các dự án có chất lƣợng, công nghệ cao, thân thiện môi trƣờng, tăng cƣờng sự liên kết với các doanh nghiệp trong nƣớc và phù hợp với định hƣớng tái cấu trúc nền kinh tế.
Ba là, đa dạng hoá hình thức đầu tƣ, khuyến khích và tạo điều kiện cho
các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng.
Bốn là, tăng cƣờng thu hút các dự án quy mô lớn có sản phẩm cạnh
tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ. Đồng thời, chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năm là, chuyển dần thu hút vốn đầu tƣ với lợi thế giá nhân công rẻ
sang cạnh tranh bằng cơ chế hấp dẫn và chủ động chuẩn bị nguồn lực chất lƣợng cao.
4.3.2. Định hướng ngành và lĩnh vực
4.3.2.1. Công nghiệp – xây dựng
- Tập trung vào các ngành, lĩnh vực, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh nhƣ công nghiệp phụ trợ, khai khoáng, vật liệu xây dựng, đóng tàu, kinh tế biển, công nghiệp chế biến, thủy hải sản, dƣợc phẩm, công nghệ sinh học.
- Tập trung thu hút vốn đầu tƣ vào xây dựng các khu công nghiệp hiện có; nghiên cứu thành lập một số khu công nghiệp gắn với khu kinh tế, khu du lịch nhƣ khu công nghiệp: Cái Lân, Việt Hƣng, Đông Mai, Hải Yên, Hải Hà và KKT Vân Đồn.
4.3.2.2. Cơ sở hạ tầng
Tập trung thu hút vốn đầu tƣ vào xây dựng đƣờng bộ; đƣờng sắt; cảng biển; cảng hàng không hiện đại; hạ tầng đô thị; năng lƣợng, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng khoa học kỹ thuật: sản xuất năng lƣợng sạch; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và hiện đại hóa ngành thông tin truyền thông, xây dựng kết cấu hạ tầng KKT, KCN, KCNC… Đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tƣ vào các dự án hạ tầng về y tế, giáo dục, môi trƣờng, dịch vụ - du lịch
4.3.2.3. Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Hƣớng thu hút vốn đầu tƣ vào ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học; phát triển kinh tế biển, dịch vụ hậu cần nghề cá; khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản tạo ra chuỗi sản phẩm phục vụ du lịch và xuất khẩu; phát triển kinh tế rừng...
4.3.2.4. Dịch vụ
- Tập trung thu hút vốn đầu tƣ vào các dịch vụ “trung gian” chất lƣợng cao nhƣ logistic, nghiên cứu thị trƣờng, dịch vụ xuất khẩu gắn với mạng phân phối toàn cầu; dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, kho bãi, công nghệ thông tin và truyền thông. ...
- Lựa chọn những nhà đầu tƣ lớn vào dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, phù hợp với các cam kết quốc tế, trên nguyên tắc bảo đảm an ninh kinh tế quốc gia.
- Ƣu tiên thu hút vốn đầu tƣ vào ngành du lịch để đa dạng hóa loại hình sản phẩm du lịch, nâng cao chất lƣợng, hình thành một số khu du lịch có tầm cỡ quốc tế.
- Tăng cƣờng thu hút vốn dầu tƣ vào các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, trong đó chú ý đào tạo nhân lực trình độ cao trong các ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn ƣu tiên (công nghệ thông tin, tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ môi trƣờng); các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu lớn và năng lực (y học hiện đại, công nghệ biển) và lĩnh vực quản lý (hoạch định chính sách, quản lý hành chính công, quản trị kinh doanh…).
4.3.3. Định hướng theo địa bàn
Điều chỉnh chính sách thu hút vốn đầu tƣ theo hƣớng phát huy lợi thế của từng vùng và tạo liên kết vùng; vừa phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực và tác động lan tỏa đến các vùng khác, vừa phân bổ hợp lý nguồn lực phát triển nhanh hơn các vùng khó khăn; Trƣớc mắt cần tập trung thu hút vốn đầu tƣ vào các trung tâm kinh tế, địa bàn trọng điểm, có lợi thế nhƣ: Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí, Vân Đồn làm động lực thúc đẩy các địa bàn thuộc diện khó khăn nhƣ: Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà.
- Đẩy mạnh thu hút các dự án tại thành phố Hạ Long hình thành trung tâm kinh tế của vùng, thành phố du lịch xanh, cảng biển quốc tế văn minh, hiện đại.
- Tập trung thu hút vốn đầu tƣ vào các địa bàn phía Đông của tỉnh hình thành chuỗi đô thị vệ tinh sinh thái, dịch vụ tổng hợp cao cấp và kinh tế biển với 02 địa bàn trọng điểm là Vân Đồn và Móng Cái, trong đó Vân Đồn tập trung phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp (vui chơi giải trí, tài chính ngân hàng, du lịch sinh thái và kinh tế biển); Móng Cái tập trung phát triển dịch vụ