6. Kết cấu của luận văn
1.3. Nội dung của thu hút vốn đầu tƣ
Các nguồn hình thành vốn đầu tƣ: Vốn đầu tƣ của nến kinh tế đƣợc hình thành từ hai nguồn chính vốn trong nƣớc và vốn nƣớc ngoài.
1.3.1. Nguồn vốn trong nước
Cơ sở vật chất - kỹ thuật để có thể tiếp thu và phát huy tác dụng của vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đối với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc chính là khối lƣợng vốn đầu tƣ trong nƣớc. Tỷ lệ giữa vốn huy động đƣợc ở trong nƣớc để tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn nƣớc ngoài tuỳ thuộc vào đặc điểm và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của mỗi nƣớc.
Xét về lâu dài thì nguồn vốn đảm bảo cho sự tăng trƣởng kinh tế một cách liên tục, đƣa đất nƣớc đến sự phồn vinh một cách chắc chắn và không phụ thuộc phải là nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc.
Vốn ngân sách nhà nƣớc: gồm ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng. Vốn ngân sách đƣợc hình thành từ vốn tích luỹ của nền kinh tế và đƣợc Nhà nƣớc duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho đơn vị thực hiện các công trình thuộc kế hoạch Nhà nƣớc.
Vốn của các doanh nghiệp quốc doanh: Đƣợc hình thành từ lợi nhuận để lại của các doanh nghiệp để bổ sung cho vốn kinh doanh. Nguồn vốn này luôn có vai trò to lớn và tác dụng trực tiếp nhất đối với tốc độ tăng trƣởng hàng năm của tổng sản phẩm trong nƣớc. Đây chính là nguồn vốn mà các chính sách kinh tế trong các giai đoạn tiếp theo.
Vốn của tƣ nhân và của hộ gia đình:Trong xu hƣớng khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc và cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nƣớc làm ăn thua lỗ thì
nguồn vốn đầu tƣ từ khu vực này ngày càng lớn về quy mô và tỷ trọng so với vốn đầu tƣ của khu vực Nhà nƣớc.
Vốn đầu tƣ của tƣ nhân hay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi các loại thuế và các khoản lãi cho các cổ đông (đối với công ty cổ phần). Vốn của dân cƣ là phần thu nhập chƣa dùng đến thƣờng đƣợc tích luỹ dƣới dạng trữ kim, USD hay các bất động sản hoặc gửi tiết kiệm trong ngân hàng hoặc ngày công lao động.
1.3.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là vốn của các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ vào trong nƣớc dƣới các hình thức đầu tƣ gián tiếp hoặc đầu tƣ trực tiếp.
Vốn đầu tƣ gián tiếp: là vốn của các Chính Phủ, các tổ chức quốc tế nhƣ: Viện trợ không hoàn lại, cho vay ƣu đãi với lãi suất thấp với thời hạn dài, kể cả vay theo hình thức thông thƣờng. Một hình thức phổ biến của đầu tƣ gián tiếp tồn tại dƣới hình thức ODA-Viện trợ phát triển chính thức của các nƣớc công nghiệp phát triển. Vốn đầu tƣ gián tiếp thƣơng lớn, cho nên tác dụng mạnh và nhanh đối với việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của nƣớc nhận đầu tƣ. Vai trò đầu tƣ gián tiếp đƣợc thể hiện ở những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Hàn Quốc, philipine những năm sau giải phóng và đối với Việt Nam những năm chống Mỹ cứu nƣớc. Tuy nhiên, tiếp nhận vốn đầu tƣ gián tiếp thƣờng gắn với việc trả giá bằng chính trị và nợ nần chồng chất nếu không sử dụng có hiệu quả vốn vay và thực hiện nghiêm ngặt chế độ trả nợ vay. Các nƣớc Đông Nam á và NICS Đông á đã thực hiện giải pháp vay dài hạn, vay ngắn hạn rất hạn chế và đặc biệt không vay thƣơng mại. Vay dài hạn lãi suất thấp, việc trả nợ không khó khăn ví có thời gian hoạt động đủ để thu hồi vốn.
Vốn đầu tƣ trực tiếp (FDI): là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ sang các nƣớc khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá
trình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra. Vốn này thƣờng không chỉ đủ lớn để giải quyết dứt diểm từng vấn đề kinh tế xã hội của nƣớc nhận đầu tƣ. Tuy nhiên, với vốn đầu tƣ trực tiếp, nƣớc nhận đầu tƣ không phải lo trả nợ, lại có thể dễ dàng có đƣợc công nghệ (do ngƣời đầu tƣ dem vào góp vốn sử dụng), trong đó có cả công nghệ bị cấm xuất theo con đƣờng ngoại thƣơng, ví lý do cạnh tranh hay cấm vận nƣớc nhận đầu tƣ; học tập kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc theo lối công nghiệp của nƣớc ngoài, gián tiếp có chỗ đứng trên thị trƣờng thế giới; nhanh chóng đƣợc thế giới biết đến thông qua quan hệ làm ăn với nhà đầu tƣ. Nƣớc nhận đầu tƣ trực tiếp phải chia sẻ lợi ích kinh tế do đầu tƣ đem lại với ngƣời đầu tƣ theo mức độ góp vốn cuả họ. Vì vậy, có quan điểm cho rằng đầu tƣ trực tiếp sẽ làm cạn kiệt tài nguyên của nƣớc nhận đầu tƣ.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mình, các nƣớc ASEAN và NICS Đông á, có nƣớc dựa chủ yếu vào vốn đầu tƣ gián tiếp (Hàn Quốc, Philipin, Thái Lan, Inđônêsia, Malaixia), có nhiều nƣớc lại chú trọng vốn đầu tƣ trực tiếp (Singapo, Hồngkông). Để thu hút nhanh các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài, các nƣớc ASEAN và NICS Đông á đã tạo môi trƣờng thuận lợi cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ cung cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ, có luật đầu tƣ ƣu đãi, lập các khu chế xuất. Hƣớng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở các nƣớc ASEAN là kỹ thuật cao, ở các nƣớc NICS là phục vụ xuất khẩu.
Ở Việt Nam để đạt đƣợc tốc độ tăng GDP ít nhất là 7%/ năm thì tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội trong 10 năm (2001-2010) phải đạt mức 50-55 tỷ USD. Theo tình hình Việt Nam hiện nay thì các nguồn vốn trong nƣớc chỉ đáp ứng đƣợc một nửa nhu cầu, nửa còn lại phải huy động tử bên ngoài. Đó chính là vồn ODA và FDI, trong đó dự kiến thu hút khoảng 11-12 tỷ USD vốn ODA và 15-17 tỷ vốn FDI tổng cộng 25-28 tỷ USD vốn nƣớc ngoài (theo chiến lƣợc phát triển kinh tế do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ dự thảo).
1.4. Nhân tố ảnh hƣởng
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội và nguồn tài nguyên thiên nhiên
Có thể nói đây là những yếu tố đầu tiên và cơ bản quyết định đến sự thành công, thất bại, sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một KCN, KKT nào dù ở Việt Nam hay nƣớc ngoài. Thực tế cho thấy các mô hình khu kinh tế, đặc khu kinh tế đang phát triển trên thế giới đều có những lợi thế rất lớn về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên cũng nhƣ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Việc lựa chọn và hình thành các Đặc khu kinh tế của Trung Quốc cùng thể hiện rất rõ những ƣu thế này. Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến có ƣu thế đặc biệt về cảng biển và sân bay quốc tế, hệ thống giao thông, đặc biệt Thẩm Quyến chỉ cách Kowloon thuộc trung tâm kinh tế tầm cỡ thế giới của Hồng Kông có 32km, cách Quảng Châu - thủ phủ tỉnh phát triển hàng đầu Trung Quốc là Quảng Đông chỉ có 145km, các đặc khu kinh tế khác nhƣ Sán Đầu, Hạ Môn, Chu Hải, Hải Nam cũng có các đặc điểm tƣơng tự.
Khu kinh tế Dung Quất của Việt Nam đang đƣợc xem là Khu kinh tế phát triển năng động nhờ có những điều kiện tự nhiên tƣơng đối thuận lợi. Nằm ở vùng đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi xen kẽ đồi núi thấp và cả cồn cát ven biển. Khu kinh tế Dung Quất nằm sát sân bay Chu Lai (cách 13km), phía Đông và Đông Bắc giáp với biển Đông cách không xa đƣờng hàng hải nội địa (30 km) và đƣờng hàng hải quốc tế. Đồng thời cách các trung tâm kinh tế lớn nhất của khu vực nhƣ: Hồng Kông, Singapore khoảng 2000 km.
Qua đó, có thể thấy rằng việc lựa chọn hình thành một KCN, KKT hội tụ đầy đủ các yếu tố mà thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời, các yếu tố đó thỏa mãn các yêu cầu của sự phát triển thì sự thuận lợi càng lớn và cơ hội thành công càng nhiều. Vậy những yếu tố đó là gì? Mặc dù mỗi một địa phƣơng, một quốc gia có những lợi thế khác nhau nhƣng tựu chung lại các khu kinh tế phải cơ bản hội tụ đƣợc các yếu tố nhƣ:
Một là, có điều kiện giao thông thuận lợi nhất là cảng biển nƣớc sâu, gần với đƣờng hàng hải quốc tế, nơi thông thƣơng với các quốc gia và vùng lãnh thổ về các quan hệ buôn bán trao đổi. Lịch sử phát triển việc buôn bán trên thế giới đã khẳng định cảng biển là nơi khởi đầu cho sự phát triển của nền ngoại thƣơng từ thời kỳ chủ nghĩa trọng thƣơng cho đến thời kỳ mở cửa hội nhập hiện nay. Cảng biển nƣớc sâu bao giờ cũng là nhân tố hàng đầu cho sự phát triển, đó không chỉ đơn thuần về mặt giao thƣơng mà còn là điều kiện để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hai là, hệ thống đƣờng bộ nối liền giữa các vùng trong một quốc gia hoặc nối liền giữa các quốc gia cũng là nhân tố cần thiết cho sự phát triển. Hệ thống đƣờng bộ bao gồm đƣờng sắt và đƣờng bộ nội vùng và liên vùng.
Tiếp đến, cùng với sự cần thiết của cảng biển, đƣờng bộ, trong điều kiện ngày nay khi khoa học công nghệ đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, khi các quốc gia hình thành ngày càng nhiều các KCN, KKT với các chức năng kinh doanh tổng hợp nhƣ các mô hình các KCN, đặc khu kinh tế, các khu kinh tế mở, các khu kinh tế tự do thì yếu tố sân bay đã trở thành tiêu chí không thể thiếu trong sự phát triển của các khu kinh tế.
Cuối cùng, một điều kiện không kém phần quan trọng nơi xây dựng KCN, KKT phải gần với các trung tâm đô thị phát triển hoặc đầu mối thƣơng mại để vừa là cơ sở hậu cần cho sự phát triển về các mặt: tiêu thụ hàng hoá, cung cấp nguyên, nhiên vật liệu, nguồn lao động và các hạ tầng kinh tế - xã hội khác. Tất nhiên ở những vị trí địa kinh tế thuận lợi nhƣ vậy thì bao giờ đi liền với nó cũng có những khu vực kinh tế phát triển kèm theo.
Tóm lại, điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là yếu tố tác động đến việc sinh lợi nhuận lớn nên thƣờng đƣợc quan tâm khảo sát, chọn lựa kỹ càng trƣớc khi quyết định đầu tƣ. Vị trí đầu tƣ lý tƣởng là vị trí đáp ứng đƣợc nhiều nhất các yếu tố nêu trên hoặc ít
nhất cũng là các yếu tố cơ bản về: giao thông, thị trƣờng và mặt bằng bố trí sản xuất.
1.4.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Ngoài các yếu tố về điều kiện tự nhiên xã hội và nguồn tài nguyên thiên nhiên thì hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến việc thu hút vốn đầu tƣ đối với KCN, KKT. Bởi lẽ, mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tƣ là lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động đầu tƣ phải lớn hơn nguồn lực đầu vào mà nhà đầu tƣ bỏ ra. Mà ở đây, hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động đầu tƣ, hệ thống hạ tầng đồng bộ, chất lƣợng tốt trực tiếp làm giảm chi phí đầu tƣ, tăng khả năng cạnh tranh, vì vậy sẽ mang lại lợi nhuận cao đáp ứng đƣợc mục tiêu của các nhà đầu tƣ.
Đặc biệt đối với nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, chất lƣợng hệ thống cơ sở hạ tầng quyết định rất lớn đến hiệu quả của việc thu hút đầu tƣ. Thực tế cho thấy rằng, hầu hết các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi đến tìm hiểu môi trƣờng đầu tƣ đều có tâm lý rằng chính quyền nƣớc sở tại nên cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và đơn giản hoá thủ tục đầu tƣ hơn là hƣởng các ƣu đãi về thuế. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi hoạt động đầu tƣ bao giờ cũng tồn tại trong một môi trƣờng kinh tế xã hội nhất định. Môi trƣờng xã hội gắn với một cộng đồng ngƣời với những phong tục, tập quán, lối sống, có thể bao gồm nhiều dân tộc, tôn giáo, tín ngƣỡng khác nhau. Môi trƣờng kinh tế phụ thuộc vào nhiều nhân tố nhƣ tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu kinh tế… trong đó hạ tầng cơ sở đóng vai trò quan trọng.
Do vậy, chỉ khi xây dựng đƣợc một kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội phù hợp, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thì mới có thể thu hút một cách mạnh mẽ mọi nguồn vốn đầu tƣ. Trên thực tế ở nhiều quốc gia để thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, ngoài việc tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống
cơ sở hạ tầng hiện đại nhƣ: hệ thống cầu cảng, kho tàng bến bãi, đƣờng giao thông, hệ thống điện nƣớc, bƣu chính viễn thông... Nhà nƣớc còn có những chính sách ƣu đãi đặc thù, phúc lợi xã hội và quan tâm đầu tƣ xây dựng nhà cửa, trƣờng học cho gia đình và con em của các nhà đầu tƣ để họ yên tâm làm việc lâu dài. Ở Singapore còn cho phép các nhà đầu tƣ và gia đình họ cƣ trú dài hạn hoặc nhập quốc tịch Singapore khi đầu tƣ vào đây với một số vốn theo quy định, coi đó nhƣ một chính sách đòn bẩy.
1.4.3. Tình hình chính trị xã hội trong nước và khu vực
Môi trƣờng chính trị xã hội đƣợc xem là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến quyết định đầu tƣ của các nhà đầu tƣ đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi thế giới đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với phƣơng châm “đối thoại thay đối đầu”. Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia và khu vực đang là lợi thế hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Bởi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ yên tâm thực hiện đầu tƣ, hợp tác kinh doanh khi môi trƣờng đầu tƣ ở đó có hệ số an toàn cao. Các nhà đầu tƣ sẽ sẵn sàng tìm kiếm cơ hội đầu tƣ ở những quốc gia có sự ổn định về chính trị hơn là đầu tƣ ở những nơi có độ rủi ro cao cho dù ở đó có nhiều chính sách ƣu đãi. Một quốc gia có ổn định chính trị thì các cam kết của Chính phủ nƣớc chủ nhà với các nhà đầu tƣ về sở hữu vốn, các chính sách ƣu tiên định hƣớng phát triển mới đƣợc thực hiện.
Kinh nghiệm cũng cho thấy rằng, nhiều quốc gia có lợi thế rất lớn về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và là thị trƣờng tiềm năng nhƣng lại gặp khó khăn trong thu hút đầu tƣ vì sự bất ổn về chính trị. Đối với một số nƣớc trong khu vực ASEAN tình hình thu hút đầu tƣ đã phản ánh thực tế tình hình chính trị của quốc gia đó. Trong hai thập niên cuối của thế kỷ XX, lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) đổ vào các nƣớc Singapore, Malaysia nhiều hơn hẳn so với Thái Lan và Philipin. Đặc biệt trong những
năm gần đây, tình hình thu hút FDI của Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa càng khẳng định tính chất quyết định của môi trƣờng chính trị đến sự thành công trong chính sách thu hút đầu tƣ của mỗi quốc gia.
1.4.4. Cơ chế chính sách và chiến lược xúc tiến đầu tư
1.4.4.1. Cơ chế chính sách, thủ tục hành chính
Trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, để thu hút vốn đầu tƣ thì môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn ngoài những yếu tố về điều kiện tự nhiên xã hội, hạ tầng, tình hình chính trị...thì cơ chế chính sách ƣu đãi chính là một yếu tố đƣợc các nhà đầu tƣ đặc biệt quan tâm. Cơ chế chính sách chính là hệ thống pháp lý đƣợc Nhà nƣớc ban hành nhằm khuyến khích đầu tƣ bao gồm các ƣu đãi đầu tƣ và các biện pháp đảm bảo cho các ƣu đãi đƣợc thực hiện.