Điều kiện tự nhiên, xã hội và nguồn tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 34 - 36)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội và nguồn tài nguyên thiên nhiên

Có thể nói đây là những yếu tố đầu tiên và cơ bản quyết định đến sự thành công, thất bại, sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một KCN, KKT nào dù ở Việt Nam hay nƣớc ngoài. Thực tế cho thấy các mô hình khu kinh tế, đặc khu kinh tế đang phát triển trên thế giới đều có những lợi thế rất lớn về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên cũng nhƣ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Việc lựa chọn và hình thành các Đặc khu kinh tế của Trung Quốc cùng thể hiện rất rõ những ƣu thế này. Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến có ƣu thế đặc biệt về cảng biển và sân bay quốc tế, hệ thống giao thông, đặc biệt Thẩm Quyến chỉ cách Kowloon thuộc trung tâm kinh tế tầm cỡ thế giới của Hồng Kông có 32km, cách Quảng Châu - thủ phủ tỉnh phát triển hàng đầu Trung Quốc là Quảng Đông chỉ có 145km, các đặc khu kinh tế khác nhƣ Sán Đầu, Hạ Môn, Chu Hải, Hải Nam cũng có các đặc điểm tƣơng tự.

Khu kinh tế Dung Quất của Việt Nam đang đƣợc xem là Khu kinh tế phát triển năng động nhờ có những điều kiện tự nhiên tƣơng đối thuận lợi. Nằm ở vùng đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi xen kẽ đồi núi thấp và cả cồn cát ven biển. Khu kinh tế Dung Quất nằm sát sân bay Chu Lai (cách 13km), phía Đông và Đông Bắc giáp với biển Đông cách không xa đƣờng hàng hải nội địa (30 km) và đƣờng hàng hải quốc tế. Đồng thời cách các trung tâm kinh tế lớn nhất của khu vực nhƣ: Hồng Kông, Singapore khoảng 2000 km.

Qua đó, có thể thấy rằng việc lựa chọn hình thành một KCN, KKT hội tụ đầy đủ các yếu tố mà thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời, các yếu tố đó thỏa mãn các yêu cầu của sự phát triển thì sự thuận lợi càng lớn và cơ hội thành công càng nhiều. Vậy những yếu tố đó là gì? Mặc dù mỗi một địa phƣơng, một quốc gia có những lợi thế khác nhau nhƣng tựu chung lại các khu kinh tế phải cơ bản hội tụ đƣợc các yếu tố nhƣ:

Một là, có điều kiện giao thông thuận lợi nhất là cảng biển nƣớc sâu, gần với đƣờng hàng hải quốc tế, nơi thông thƣơng với các quốc gia và vùng lãnh thổ về các quan hệ buôn bán trao đổi. Lịch sử phát triển việc buôn bán trên thế giới đã khẳng định cảng biển là nơi khởi đầu cho sự phát triển của nền ngoại thƣơng từ thời kỳ chủ nghĩa trọng thƣơng cho đến thời kỳ mở cửa hội nhập hiện nay. Cảng biển nƣớc sâu bao giờ cũng là nhân tố hàng đầu cho sự phát triển, đó không chỉ đơn thuần về mặt giao thƣơng mà còn là điều kiện để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hai là, hệ thống đƣờng bộ nối liền giữa các vùng trong một quốc gia hoặc nối liền giữa các quốc gia cũng là nhân tố cần thiết cho sự phát triển. Hệ thống đƣờng bộ bao gồm đƣờng sắt và đƣờng bộ nội vùng và liên vùng.

Tiếp đến, cùng với sự cần thiết của cảng biển, đƣờng bộ, trong điều kiện ngày nay khi khoa học công nghệ đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, khi các quốc gia hình thành ngày càng nhiều các KCN, KKT với các chức năng kinh doanh tổng hợp nhƣ các mô hình các KCN, đặc khu kinh tế, các khu kinh tế mở, các khu kinh tế tự do thì yếu tố sân bay đã trở thành tiêu chí không thể thiếu trong sự phát triển của các khu kinh tế.

Cuối cùng, một điều kiện không kém phần quan trọng nơi xây dựng KCN, KKT phải gần với các trung tâm đô thị phát triển hoặc đầu mối thƣơng mại để vừa là cơ sở hậu cần cho sự phát triển về các mặt: tiêu thụ hàng hoá, cung cấp nguyên, nhiên vật liệu, nguồn lao động và các hạ tầng kinh tế - xã hội khác. Tất nhiên ở những vị trí địa kinh tế thuận lợi nhƣ vậy thì bao giờ đi liền với nó cũng có những khu vực kinh tế phát triển kèm theo.

Tóm lại, điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là yếu tố tác động đến việc sinh lợi nhuận lớn nên thƣờng đƣợc quan tâm khảo sát, chọn lựa kỹ càng trƣớc khi quyết định đầu tƣ. Vị trí đầu tƣ lý tƣởng là vị trí đáp ứng đƣợc nhiều nhất các yếu tố nêu trên hoặc ít

nhất cũng là các yếu tố cơ bản về: giao thông, thị trƣờng và mặt bằng bố trí sản xuất.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)