6. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Tiềm năng đặc biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh
(1) Quảng Ninh có vị trí địa chiến lƣợc, đƣợc ví “là đất nƣớc Việt Nam thu nhỏ”; đây là cơ hội lớn để phát triển kinh tế tổng hợp, toàn diện, hiện đại, có khả năng hội nhập quốc tế sâu rộng.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, ở điểm đầu khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung, trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc; trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, Hợp tác kinh tế liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng; tiếp giáp với Trung Quốc, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới; nằm trong khu vực trung chuyển, giao lƣu hàng hóa, khoa học công nghệ lớn giữa Đông Bắc Á - Đông Nam Á. Những lợi thế đó tạo cho Quảng Ninh là cầu nối giữa Việt Nam với các nƣớc ASEAN và khu vực Đông Bắc Á.
Quảng Ninh là một trong 25 tỉnh, thành phố có biên giới nhƣng là tỉnh duy nhất có đƣờng biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc (đƣờng biên giới trên bộ 120 km; đƣờng phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển trên 191 km); diện tích tự nhiên trên 6,1 nghìn km2
và ngƣ trƣờng rộng tƣơng đƣơng. Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành có biển, với dải bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 ha bãi triều và trên 20.000 ha eo vịnh; có 2/12 huyện đảo của cả nƣớc; có 3/28 KKT cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh) và 01/15 KKT ven biển (Vân Đồn); có 4 cảng khẩu trên biển (Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai, Vạn Gia); là tỉnh duy nhất có 4 thành phố trực thuộc, tỷ lệ đô thị hóa cao 55%; tiếp giáp với vùng duyên hải Nam Trung Quốc - nơi đang đƣợc đầu tƣ phát triển để trở thành các "cực tăng trƣởng" chính trong khu vực quanh Vịnh Bắc Bộ với các cảng biển, các trung tâm kinh tế lớn Đông Hƣng, Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải (Quảng Tây), Trạm Giang (Quảng Đông) và Tam Á (Hải Nam).
Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi và vị trí địa lý đắc địa, cùng với thành phố Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh đƣợc xác định là đầu tàu và là
một trong ba trung tâm kinh tế lớn của vùng đồng bằng Sông Hồng, động lực phát triển của Miền Bắc. Tùy tình hình cách mạng qua mỗi thời kỳ, Quảng Ninh đã 4 lần đƣợc thành lập đặc khu vào các năm: 1946, 1948, 1955 và 1979; sinh thời Bác Hồ đặc biệt quan tâm và đã 7 lần về thăm, đồng thời cho dựng tƣợng duy nhất khi Ngƣời còn sống tại đảo Cô Tô.
(2) Quảng Ninh với nhiều cảnh quan nổi trội “có một không hai”, là cơ hội lớn để phát triển các loại hình du lịch (biển đảo, sinh thái, văn hóa lịch sử...) và hƣớng đến phát triển ngành công nghiệp văn hóa - giải trí.
Quảng Ninh có hơn 600danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử; hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên: Rừng, núi, nƣớc non, biển đảo, sông hồ.... đặc biệt có Vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới và vừa đƣợc vinh danh là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới; là cơ hội để phát triển dịch vụ du lịch và tiến đến phát triển công nghiệp văn hóa - giải trí. Quần thể Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long là nguồn tài nguyên du lịch nổi bật, độc đáo vào bậc nhất cả nƣớc và thế giới, với hơn 2.077 hòn đảo (chiếm 2/3 số đảo của cả nƣớc).
Di tích Nhà Trần, Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, Quần thể di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, Di tích và danh thắng núi Bài Thơ, Thƣơng cảng Vân Đồn, Đền Cửa Ông... Cùng với tiềm năng du lịch sinh thái rừng, biển hết sức phong phú, với dải bờ biển dài, nhiều bãi biển tự nhiên độc đáo; hệ thống rừng ngập mặn đặc sắc, phong phú và nhiều hồ nƣớc ngọt lồng ghép với chuỗi đồi, núi nhấp nhô là những sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Hiện nay, Quảng Ninh đã bƣớc đầu hình thành 4 trung tâm du lịch trọng điểm là: Trung tâm du lịch văn hóa tâm linh và di tích lịch sử (Khu Yên Tử - Bạch Đằng - Lăng mộ các vua Trần); Trung tâm du lịch Di sản thiên thiên - Kỳ quan thế giới (Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long); Trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lƣợng cao (Vân Đồn) và Trung tâm du lịch thƣơng mại
biên giới (Móng Cái)... Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều lễ hội truyền thống, tiêu biểu nhƣ: Lễ hội Yên Tử, Lễ hội Bạch Đằng, Lễ hội Thập Cửu Tiên Công, Lễ hội Đền Cửa Ông, Lễ hội Chùa Long Tiên, Lễ hội Trà Cổ, Lễ hội Quan Lạn; Lễ hội Carnaval Hạ Long… Từ huyện Đông Triều đến thành phố cửa khẩu Móng Cái đều có danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu. Những năm qua, khách du lịch đến Quảng Ninh tăng cao (năm 2011, đạt hơn 6 triệu lƣợt khách, gấp 3,5 lần năm 2001, trong đó số lƣợt khách quốc tế đạt 2,5 triệu lƣợt, chiếm 38% khách quốc tế đến Việt Nam).
Hình 3.3: Bản đồ các điểm du lịch tỉnh Quảng Ninh
(3) Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, nhất là than đá, đá vôi, đất sét là điều kiện và cơ hội tốt để phát triển trung tâm khai khoáng, trung tâm nhiệt điện, vật liệu xây dựng của cả nƣớc.
Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lƣợng lớn, nhƣ than đá ở mức -300 mét so với mực nƣớc biển là 3,2 tỷ tấn (chiếm hơn 90% trữ lƣợng than đá cả nƣớc), đất sét, đá vôi, nguồn tài nguyên khoáng sản ven bờ biển đa dạng (cát, ti tan…). Trữ lƣợng tài nguyên đá vôi xi măng (2.300 triệu
m3), sét xi măng (1.900 triệu tấn), cao lanh (69 triệu tấn), cát thủy tinh (6,2 triệu tấn), cát sỏi xây dựng (11,7 triệu tấn).
Ngành than, theo Quy hoạch đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 60/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 thì sản lƣợng than thƣơng phẩm tại Quảng Ninh chiếm 95% của cả nƣớc (năm 2015 là 55-58 triệu tấn; năm 2020 là 59-64 triệu tấn; năm 2025 là 64-68 triệu tấn và duy trì khoảng 65 triệu tấn từ sau năm 2025). Về nhiệt điện, theo Quy hoạch điện VII đến năm 2020, các nhà máy tại Quảng Ninh, gồm: Quảng Ninh, Mông Dƣơng, Cẩm Phả, Mạo Khê, Uông Bí sẽ sản xuất 5.380 MW, chiếm 15% tổng công suất nhiệt điện cả nƣớc. Về xi măng, các nhà máy: Cẩm Phả, Thăng Long, Hạ Long, Lam Thạch sản xuất trên 8,5 triệu tấn, chiếm 14% tổng sản lƣợng cả nƣớc. Quảng Ninh đã có nhiều thƣơng hiệu đƣợc thế giới biết đến: Than antraxit, gạch Giếng Đáy, ngói Hạ Long, gốm Viglacera - Hạ Long, gốm sứ Đông Triều…
(4) Con ngƣời và xã hội Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng, có truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân Vùng Mỏ với "di sản" tinh thần vô giá "kỷ luật và đồng tâm". Đây là điều kiện thuận lợi xây dựng khối đoàn kết, tạo sức mạnh tổng hợp để vƣợt qua mọi khó khăn, thách thức; góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Quảng Ninh có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời - một trong những cái nôi của ngƣời Việt cổ với ba nền văn hoá tiền sử kế tiếp nhau, cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm là: Văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long. Là vùng đất có nhiều di tích gắn với lịch sử dựng nƣớc, giữ nƣớc vẻ vang với những chiến công hiển hách (cuộc chiến trên sông Bạch Đằng các năm 938, 981, 1287, 1288...), phong trào công nhân cách mạng những năm 1930, chiến thắng trận đầu khi Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc Việt Nam (5/8/1964), chiến tranh biên giới năm 1979.
Do lịch sử, văn hóa và địa lý, tỉnh Quảng Ninh có nhiều dân tộc đến sinh sống lâu đời (22 dân tộc). Đặc biệt sau khi thực dân Pháp phát hiện mỏ than và phát triển ngành công nghiệp khai khoáng đầu tiên của Việt Nam nên Quảng Ninh trở thành cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam; là nơi thu hút nguồn lao động của Miền Bắc, đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Hồng, tạo nên sự giao thoa và hội tụ văn hóa, hình thành cộng đồng dân cƣ, xã hội Quảng Ninh thống nhất trong đa dạng; trong đó giai cấp công nhân là hạt nhân với tinh thần “kỷ
luật và đồng tâm”. Chính truyền thống lịch sử văn hóa đó đã tạo nên Đất mỏ
Anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và ngày nay đang là lực lƣợng đi đầu trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc. Hiện nay, đội ngũ giai cấp công nhân với khoảng 340 ngàn lao động (trong đó có khoảng 200 ngàn lao động ngành than, đóng tàu, xi măng...) Đảng bộ tỉnh với gần 80 ngàn đảng viên (trong đó Đảng ủy Than có gần 19 ngàn đảng viên) là lực lƣợng nòng cốt tạo nên sức mạnh nguồn lực con ngƣời, xã hội to lớn xây dựng phát triển Quảng Ninh.
Trong lịch sử, Quảng Ninh đã từng có một số mô hình đặc thù: Thời Pháp (năm 1891 và năm 1906) Phủ toàn quyền Pháp đã thành lập chính quyền quân sự tại Quảng Ninh; Sau Cách mạng Tháng 8/1945: Trung ƣơng thành
lập“khu đặc biệt Hòn Gai tại tỉnh Quảng Yên” (năm 1946); "khu đặc biệt
Hòn Gai" (năm 1948); “khu Hồng Quảng” (năm 1955); Đặc khu Quảng Ninh
(năm 1979). Trong thời kỳ đổi mới, Quảng Ninh đã chủ động đề xuất và đƣợc Trung ƣơng cho làm thí điểm thành công chính sách phát triển KKT cửa khẩu từ những năm đầu mở cửa biên giới (1991, 1992) và hình thành nên Quyết định 675/TTg ngày 18/9/1996 của Thủ tƣớng Chính phủ áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái và sau này là Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đối với KKT cửa khẩu biên giới trong cả nƣớc.
Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc Quảng Ninh có truyền thống đoàn kết, thống nhất cao, truyền thống Vùng mỏ Anh hùng, cùng với con ngƣời, xã hội, lịch sử văn hóa đã tạo cho Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng. Những yếu tố này, giúp Quảng Ninh có khả năng tập hợp, đoàn kết dƣới sự lãnh đạo của Đảng làm xoay chuyển tình hình, giải quyết đƣợc những mục tiêu đột phá.
Trong xu thế hội nhập quốc tế và cách mạng công nghệ mới, các mối liên kết kinh tế kiểu mới ngày càng đa dạng, phong phú (kể cả sự tùy thuộc lẫn nhau) đã và đang hình thành, làm cho các lợi thế tĩnh về vị trí địa lý (đắc địa) có thể không còn là điều kiện thuận lợi tuyệt đối. Nhƣng nếu đƣợc kết hợp với các lợi thế động, chủ yếu do các cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý kiểu mới, gọi chung là thể chế kinh tế hiện đại kiểu mới, để phát huy mạnh mẽ các lợi thế tĩnh ban đầu thì sẽ chủ động hạn chế các tác động bất lợi. Quảng Ninh đang cần một thể chế kinh tế phù hợp, chủ động tạo ra các lợi thế động và hiện đại để tạo nên một mũi đột phá chiến lƣợc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nƣớc.
* Về Khu kinh tế ven biển Vân Đồn, có tổng diện tích khoảng 2.171
km2, trong đó diện tích đất tự nhiên 551 km2
; là 01 trong 15 KKT ven biển của cả nƣớc. Huyện đảo Vân Đồn, gồm quần thể đảo đá và đất thuộc Vịnh Bái Tử Long; có nhiều giá trị khác biệt về cảnh quan sinh thái và phát triển kinh tế biển trong vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, với vùng biển rộng 1.620 km2 với trên 600 hòn đảo lớn, nhỏ (phần lớn là đảo đất); có Vƣờn quốc gia Bái Tử Long với trên 200 loài động, thực vật, trong đó có trên 80 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Vân Đồn có 1 thị trấn và 11 xã; nằm ở điểm giữa của tuyến đƣờng biển Hạ Long - Móng Cái, thông thƣơng với các địa phƣơng trong nƣớc qua Quốc lộ 18A và thông qua đƣờng biển đến với thế giới. Đây chính là nơi ông cha ta đã mở thƣơng cảng Vân Đồn (thƣơng cảng đầu tiên
của Việt Nam), mở ra lịch sử giao thƣơng với thế giới từ thế kỷ thứ XII và 2 lần Bác Hồ đến thăm (1959, 1962). Vân Đồn nằm trên tuyến đƣờng hàng hải quốc tế sôi động của khu vực. Từ Vân Đồn chỉ cần khoảng từ 1 - 2 giờ bay là đến các trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch (nhƣ Thƣợng Hải, Hồng Kông, Macau, Thẩm Quyến, Hải Nam, Đài Bắc) và thủ đô của các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á; Từ 3 - 4 giờ bay là có thể đến Bắc Kinh (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Dubai (UAE). Từ cảng Vạn Hoa hoặc cảng biển phía Bắc đảo Cái Bầu theo đƣờng biển đến các cảng của đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 200 hải lý, Hồng Kông 580 hải lý và Singapore 1.300 hải lý, là khoảng cách phù hợp cho các tour du lịch đƣờng biển quốc tế. Vị trí địa lý và sự phong phú về tài nguyên biển, đảo đã tạo cho Vân Đồn nhiều điều kiện lý tƣởng cho phát triển các loại hình du lịch chất lƣợng cao và trở thành trung tâm tài chính, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái biển đảo lớn có đủ sức cạnh tranh trong nƣớc, khu vực và quốc tế.
* Về Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, là thành phố cửa khẩu quốc tế; có
tổng diện tích khoảng 1.211 km2
, trong đó đất liền 661 km2. Khác với các đô thị biên giới khác, Móng Cái có cả đƣờng biên giới trên đất liền và đƣờng biên giới trên biển (70 km); có đất đai, rừng, núi, sông, hồ, biển, đảo, với bãi biển Trà Cổ dài nhất Việt Nam - 17 km; bên cạnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, một thị trƣờng lớn (Trung Quốc); có cửa khẩu quốc tế Móng Cái và cửa khẩu biển Vạn Gia (năm 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 6 tỷ USD; cửa khẩu có lƣợt khách đi qua nhiều nhất Việt Nam - trên 3,3 triệu lƣợt/năm). Thực tiễn phát triển cho thấy KKT Móng Cái là KKT cửa khẩu thành công nhất trong số 28 KKT cửa khẩu của cả nƣớc; đã thí điểm thành công chính sách mở cửa biên giới năm 1990 và đƣợc Bác Hồ về thăm năm 1960. Trung tâm hành chính Móng Cái cách thành phố Hạ Long (thủ phủ của tỉnh) 186 km đƣờng bộ; bán kính cách Hà Nội 230 km, cách Phòng Thành 45 km, cách Nam Ninh 150 km, cách Trạm Giang (Quảng Đông) 250 km. Trong xu thế mở cửa và hội nhập, Móng Cái là điểm hội tụ, là cửa ngõ thông thƣơng giao lƣu kinh tế chính giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam với các tỉnh, thành phố miền duyên hải phía Nam Trung Quốc cũng nhƣ trong tiến trình hợp tác của khu vực thƣơng mại tự do ASEAN - Trung Quốc.
3.3.2. Lợi thế của Quảng Ninh về phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng
Mạng lƣới giao thông đƣợc phân bố tƣơng đối hợp lý trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 4 phƣơng thức vận tải là đƣờng bộ, đƣờng thuỷ nội địa, đƣờng sắt và đƣờng biển rất thuận tiện cho việc lƣu thông hàng hoá và hành khách trong và ngoài tỉnh.
- Điều kiện hạ tầng, đặc biệt là giao thông, vận tải đang đƣợc đầu tƣ phát triển: Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh đã và đang đƣợc phát triển theo các chƣơng trình của Chính phủ đảm bảo vai trò kết nối khu vực phía Bắc với các địa phƣơng trong cả nƣớc và quốc tế, trong đó đặc biệt quan
trọng là các tuyến đƣờng bộ nhƣ: đƣờng cao tốc Hà Nội - Hạ Long, đƣờng 18, Cầu Bãi Cháy đó hoàn thành...), hệ thống cảng biển, đƣờng sắt và đƣờng hàng không...Với chiều dài đƣờng bờ biển khoảng trên 250 Km, tập trung nhiều cảng biển quan trọng của khu vực phía Bắc và cả nƣớc nhƣ cảng Cẩm Phả, cảng Hòn Gai... và nhiều cảng biển khác đây là điều kiện rất thuận lợi cho vận tải đƣờng biển của Quảng Ninh.
Hệ thống trƣờng lớp ngày càng đƣợc hoàn thiện thêm, hiện có một