6. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Nguyên nhân khách quan
Quảng Ninh là tỉnh công nghiệp, tuy có nhiều tiềm năng cho phát triển, nhƣng cũng còn không ít những hạn chế về địa hình và điều kiện hạ tầng. Qua cảm nhận và ý kiến của các nhà đầu tƣ đến với Quảng Ninh và thực tiễn cho thấy tỉnh chƣa phải là địa bàn thuận lợi hấp dẫn các nhà đầu tƣ, trừ các dự án gắn với điều kiện vận tải biển và vùng nguyên liệu. Đối với lĩnh vực đầu tƣ phát triển hạ tầng KCN, KKT tại Quảng Ninh cũng có những yếu tố kém lợi thế hơn các tỉnh lân cận Hà Nội nhƣ Bắc Ninh, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Hải Phòng.
Trong những năm qua, nhất là từ năm 2007 đến nay do tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn tới sự điều chỉnh chính sách của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, dòng vốn suy giảm, thu hút đầu tƣ đặc biệt là đầu tƣ nƣớc ngoài mức thu hút đầu tƣ thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Công tác quản lý KCN, KKT là lĩnh vực mới, chƣa có tiền lệ trong nền kinh tế Việt Nam nên trong quá trình triển khai tại tỉnh Quảng Ninh cũng nhƣ cả nƣớc vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm.
Cơ chế, chính sách ƣu đãi đầu tƣ cho các KCN, KKT những năm gần đây chƣa có gì mới, hệ thống văn bản pháp quy chƣa nhất quán, chƣa có những chính sách ƣu đãi đặc thù, đủ mạnh, có tính đột phá nhằm kích thích thu hút đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc vào KCN, KKT sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các chính sách về ƣu đãi đầu tƣ để thu hút các dự án có quy mô lớn, quan trọng, công nghệ cao. Các chính sách ƣu đãi vẫn bị khống chế ở các luật chuyên ngành, việc hình thành các cơ chế, chính sách đặc thù, riêng biệt gặp khó khăn.