Kiến nghị về thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 117 - 135)

6. Kết cấu của luận văn

4.5. Kiến nghị về thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh

tế ở tỉnh Quảng Ninh

Kiện toàn bộ máy quản lý, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý KKT đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả. Trong đó, đặc biệt quan tâm chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ CBCC trẻ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao. Báo cáo UBND tỉnh và cơ quan có thẩm quyền sớm quyết định thành lập, triển khai thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra của Phòng Thanh tra Ban quản lý KKT.

Đề nghị UBND tỉnh ủy quyền cho Ban Quản lý thực hiện các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ theo đúng quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ gồm: quyết định đầu tƣ đối với các dự án nhóm B,C và ký hợp đồng BOT, BTO, BT các dự án nhóm B,C sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ tại KKT Vân Đồn để đảm bảo sự tập trung và chủ động trong công tác quản lý đầu tƣ trong KKT.

4.5.1. Đối với các Bộ, ngành ở Trung ương

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ nghiên cứu, đề xuất thành lập một cơ quan chủ quản đối với các KCN, KKT ở Trung ƣơng để thống nhất quản lý và là đầu mối giải quyết những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình đầu tƣ phát triển các KCN, KKT ở địa phƣơng.

Kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu có giải pháp giảm tối đa các thủ tục hành chính về đầu tƣ, xây dựng tại KCN, KKT. Quy định về thủ tục hành chính trong KCN, KKT phải có những ƣu tiên vƣợt trội so với phạm vi ngoài KCN, KKT để cải thiện hơn nữa môi trƣờng về đầu tƣ.

Trƣớc mắt kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành TƢ sớm rà soát, điều chỉnh đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật về KCN, KKT trên các lĩnh vực đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống văn bản quản lý nhằm phát huy hiệu quả và có hiệu lực. Ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể các lĩnh vực chƣa đƣợc quy định nhƣ: thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.

4.5.2. Đối với Trung ương

Để các KCN, KKT thể hiện đƣợc vai trò động lực phát triển vùng nhƣ mục tiêu đề ra cần huy động sức mạnh tổng hợp bảo đảm sự thống nhất quy hoạch ngành, vùng, tỉnh và sự kết nối trong toàn hệ thống, tạo sự đổi mới về tƣ duy trong đội ngũ cán bộ các cấp, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội về việc xây dựng hiệu quả các KCN, KKT.

Đề nghị Quốc hội xây dựng Luật riêng quy định về KCN, KKT để đáp ứng yêu cầu phát triển KCN, KKT và giải quyết các vấn đề chồng chéo giữa các văn bản pháp luật liên quan đến KCN, KKT hiện nay, các thể chế quản lý và tƣ cách pháp nhân, hạch toán trung thực, bảo đảm lợi ích cho nƣớc sở tại và các chủ thể liên doanh trong nƣớc, điều kiện và thủ tục xử lý nợ, phá sản doanh nghiệp. Có nhƣ vậy mới giải quyết triệt để việc phân cấp và giao nhiệm vụ trực tiếp cho Ban quản lý Khu kinh tế thực hiện một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đảm bảo mô hình phát triển KCN, KKT đƣợc hiệu quả nhƣ một số nƣớc trong khu vực đã thực hiện.

Đề nghị Chính phủ nghiên cứu xây dựng, ban hành các chính sách ƣu đãi chung đối với các ngành mũi nhọn, đặc biệt là các dự án công nghệ cao, kỹ thuật cao. Đầu tƣ cho công tác nghiên cứu những bí quyết công nghệ mới và mua bản quyền công nghệ mới.

Thực hiện tiếp công tác cải cách thủ tục hành chính, trong lĩnh vực thuế và hải quan. Tổng kết, rút kinh nghiệp cơ chế “một cửa” nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, những điều đạt đƣợc, đặc biệt là thấy những vấn đề còn tồn tại nhằm tìm cách giải quyết tốt nhất các vấn dề tồn tại này, đồng thời chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn trong thời gian sắp tới.

Tiến hành rà soát các hệ thống văn bản pháp luật, trong đó có những vƣớng mắc bất cập liên quan đến Nghị định 29/208/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính nhằm điều chỉnh những văn bản không phù hợp với tình hình thực hiện thực tế hiện nay. Nhà nƣớc cần có chế độ dành cho Ban Quản lý các KCN, KKT đầu tƣ thích đáng cho công tác vận động đầu tƣ tránh tình trạng tự phát nhƣ hiện nay.

Đa dạng hóa các mô hình phát triển KCN, KKT nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tăng cƣờng công tác chỉ đạo quản lý nâng cao hiệu quả KCN, KKT.

4.5.3. Đối với tỉnh Quảng Ninh

Đánh giá lại tình hình quy hoạch tổng thể các KCN, KKT ở tỉnh so với tình hình phát triển thực tế của địa phƣơng. Từ đó có những điều chỉnh về quy hoạch cho phù hợp với mục tiêu KCN, KKT phải là trung tâm thúc đẩy các hoạt động kinh tế- xã hội của từng khu vực. Đánh giá lại các quy hoạch chi tiết trong từng KCN, KKT nhằm đảm bảo quy hoạch bố trí ngành nghề hợp lý trong KCN và KKT.

Cần điều chỉnh một phần diện tích theo quy hoạch phát triển các KCN, KKT dành để làm khu nhà ở, vui chơi, giải trí cho công nhân. Triển khai chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực này. Có

chính sách miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng nhà ở cho công nhân.

Tỉnh tăng cƣờng chỉ đạo các cơ quan ban ngành trực thuộc phối hợp với Ban quản lý các KCN, KKT tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào KCN, KKT. Trong giai đoạn hiện nay, tập trung các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tại KCN, KKT thông qua các chính sách hỗ trợ về xúc tiến đầu tƣ, hỗ trợ khoa học và công nghệ, hỗ trợ vay vốn. Chỉ đạo Ban quản lý KKT tuân thủ nghiêm túc quy trình cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tƣ của các dự án trong KCN, KKT và tập trung các dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh trên địa bàn vào các KCN, KKT kiên quyết không thu hồi thêm diện tích đất cho các dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh ngoài KCN, KKT.

Xử lý nghiêm các trƣờng hợp KCN, KKT không chấp hành các quy định về công tác bảo vệ môi trƣờng; đôn đốc các KCN, KKT có dự án đầu tƣ đang hoạt động mà chƣa có công trình xử lý nƣớc thải tập trung phải sớm xây dựng công trình xử lý nƣớc thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trƣờng.

Đề nghị tập trung phát triển các KCN, KKT đã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt, tuân thủ nghiêm túc điều kiện, trình tự, thủ tục về quy hoạch, đảm bảo bảo hiệu quả sử dụng đất, không phát triển KCN, KKT trên đất trồng lúa có năng suất ổn định. Kiên quyết thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ, thu hồi diện tích đã giao nhƣng chủ đầu tƣ không có khả năng hoặc cố tình kéo dài không thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng KCN, KKT.

Đề nghị tỉnh không quy hoạch phát triển thêm KCN, KKT tại các địa phƣơng vì qua nghiên cứu, hiện nay quy hoạch KCN, KKT đã phân bố cho 11/14 địa phƣơng trong tỉnh là tƣơng đối phù hợp. Trên cơ sở tiềm năng của tỉnh có di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, các danh lam, thắng cảnh và các di tích văn hóa lịch sử khác, đề nghị tỉnh tập trung phát triển du lịch và dịch vụ, là ƣu thế của địa phƣơng để nhằm phát huy thế mạnh, hƣớng tới phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Kết luận chƣơng 4

Cùng với quá trình hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ và hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh Quảng Ninh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt nƣớc ta đang trên đà hội nhập quốc tế, chắc chắn thị trƣờng đầu tƣ ở Quảng Ninh sẽ có những tiến triển tốt, đó là một kỳ vọng có cơ sở.

Theo những định hƣớng cơ bản về tăng cƣờng thu hút đầu tƣ vào các KCN, KKT ở Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 để đề ra hệ thống các giải pháp đồng bộ, sát đúng với tình hình của địa phƣơng nhằm khai thác và tận dụng triệt để những lợi thế địa kinh tế của Quảng Ninh, tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ; đổi mới và tăng cƣờng công tác xúc tiến, quảng bá; cải cách thủ tục hành chính gọn nhẹ, hiệu quả; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; xây dựng và phát triển các ngành nghề, dịch vụ bổ trợ tạo điều kiện để các KCN, KKT có khả năng thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tƣ nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực của địa phƣơng để phát triển kinh tế - xã hội. Đó là những giải pháp mang tích cấp bách, nhƣng cũng có giải pháp mang tính chiến lƣợc lâu dài. Tuy vậy giữa chúng luôn có sự tác động và hỗ trợ nhau, chính vì vậy đòi hỏi phải căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phƣơng để triển khai có hiệu quả. Đó là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của các doanh nghiệp trong đó vai trò điều hành của UBND tỉnh, định hƣớng của Tỉnh ủy là rất quan trọng để góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tƣ ở Quảng Ninh phát triển.

KẾT LUẬN

Thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Ninh là một chính sách lớn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế là một phƣơng thức quản lý công nghiệp tập trung, một cách thức tạo ra các tiểu vùng kinh tế động lực rất phổ biến trong xu thế hiện nay. Với những giải pháp quản lý tích cực, chặt chẽ các khu công nghiệp, khu kinh tế sẽ là động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh, bền vững, tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần thúc đẩy đô thị hóa, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài nguyên và sức cạnh tranh của hàng hóa, thúc đẩy hình thành vùng nguyên liệu theo hƣớng sản xuất hàng hóa lớn, là điều kiện để Quảng Ninh chuyển biến cơ bản về mọi mặt đời sống xã hội theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành những nội dung sau:

Hoàn thành việc giới thiệu, nghiên cứu tổng quan về đầu tƣ, vốn đầu tƣ và ƣu nhƣợc điểm của từng nguồn vốn đầu tƣ. Tác giả cũng đã phân tích, chỉ ra những nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ đối với khu công nghiệp, khu kinh tế và giới thiệu chung về kết quả nghiên cứu các giải pháp về thu hút đầu tƣ cũng nhƣ những vấn đề liên quan mật thiết tới nội dung nghiên cứu của đề tài.

Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành nghiên cứu những kinh nghiệm trong thu hút đầu tƣ của một số nƣớc trong khu vực Châu á có đặc điểm tƣơng đồng với Việt Nam và kinh nghiệm thu hút đầu tƣ vốn trong nƣớc và vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của một số tỉnh, thành phố trong cả nƣớc nƣớc. Trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực trong quá trình huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tƣ phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.

Trên cơ sở thực trạng thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, tác giả tập trung đi sâu phân tích, đánh giá chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế từ nguồn vốn NSNN, thực trạng yếu kém trong thu hút vốn đầu tƣ trong nƣớc và vốn đầu tƣ trực tiêp nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh. Tác giả cũng làm rõ những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan của những tồn tại và hạn chế.

Với mục tiêu, định hƣớng phát triển cũng nhƣ dự báo nhu cầu vốn cho đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tác giả đã đề xuất các giải pháp để đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển của các khu công nghiệp, khu kinh tế và nhóm các giải pháp hỗ trợ đồng bộ cho thu hút đầu tƣ nhƣ: giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ chế chính sách ƣu đãi cho khu công nghiệp, khu kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tƣ, cải cách thủ tục hành chính...

Để đảm bảo các giải pháp có tính khả thi và hiệu quả trong triển khai thực hiện đòi hỏi cần có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành ở Trung ƣơng và địa phƣơng, cũng nhƣ ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền của tỉnh và từng ngƣời dân tại các địa phƣơng có khu công nghiệp, khu kinh tế.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng phân tích, luận giải làm sáng tỏ các vấn đề để đƣa ra các giải pháp có tính khả thi. Tuy nhiên, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến phê bình, góp ý của các nhà khoa học và độc giả để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh (2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011) Báo cáo kết quả thu hút đầu tƣ vào các Khu kinh tế, Khu công nghiệp. 2. Ban Quản lý KKT Quảng Ninh (2009), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

3. Bộ Kế Hoạch & Đầu Tƣ - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (2003), Nghiên cứu chiến lƣợc xúc tiến FDI tại nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng-an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng, đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020.

5. Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc Biển Việt Nam đến năm 2020.

6. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2006, 2007, 2008), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2006, 2007, 2008.

7. Chính phủ (2004), Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg quyết định về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ƣơng để đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại các địa phƣơng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, Hà Nội.

8. Chính Phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính Phủ quy định về Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. 9. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nƣớc ta trong

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Khoa Kinh tế - chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực trạng và triển vọng, Tổng quan khoa học.

11. Luật doanh nghiệp (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 16/4/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XII về phát triển các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2010 và định hƣớng đến năm 2020.

13. Phạm Văn Năng, Trần Hoàng Ngân, Sử Đình Thành (2002), Sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn cho chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020, NXB Thống kê.

14. Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 của Chính phủ về

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 117 - 135)