Kết quả khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và mức độ khả thi các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 114 - 118)

- Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT (ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/QĐBDGĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT), quy định

c. Thực trạng quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng.

3.5. Kết quả khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và mức độ khả thi các biện pháp đề xuất

biện pháp đề xuất

Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp quản lí các tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí của hiệu trưởng các trường THPT đối với các tổ chuyên môn.

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp đề xuất 1 điểm ≤ X ≤ 3 điểm

STT Các biện pháp đề xuất Mức độ cần thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB 1.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và các lực lượng trong nhà trường về tầm

quan trọng của tổ chuyên môn ở trường THPT 2,63 0,41 1 2,15 0,43 6 2.

Xây dựng cơ chế quản lí chặt chẽ, đồng bộ giữa hiệu trưởng và tổ chuyên môn phù hợp, có hiệu

quả thiết thực 2,61 0,50 3 2,27 0,46 2

3. Thực hiện dân chủ hóa trong quản lí các tổ

chuyên môn 2,57 0,48 4 2,20 0,41 3

4.

Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát từ phía hiệu trưởng và các tổ chuyên môn trong hoạt

động chuyên môn 2,48 0,46 6 2,33 0,45 1 5. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lí tổ

chuyên môn hoạt động có hiệu quả 2,62 0,43 2 2,18 0,47 4 6. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, điều

kiện phục vụ cho tổ chuyên môn 2,51 0,50 5 2,17 0,42 5 Sau khi đưa ra các biện pháp, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của các đối tượng đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi. Qua đó để có cơ sở khẳng định tính khoa học và tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất.

- Về mức độ cần thiết: các đối tượng đều đánh giá rất cao cả 6 biện pháp, trong đó nổi trội là biện pháp: “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các lực lượng trong nhà trường về tầm quan trọng của tổ chuyên môn ở trường THPT”. Nguyên nhân các đối tượng đánh giá cao biện pháp này có thể là do hiệu trưởng muốn quản lí tốt tổ chuyên môn thì trước hết phải xác định rõ tầm quan trọng của tổ chuyên môn, càng đánh giá đúng tầm quan trọng sẽ xác định các vấn đề cần thiết trong hoạt động.

Biện pháp được đánh giá có mức độ cần thiết cao xếp vị trí thứ bậc 2 là: “Phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lí tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả”. Hiệu trưởng muốn thực hiện tốt hoạt động quản lí đối với tổ chuyên môn cần có sự phối hợp với các lực lượng trong nhà trường, chẳng hạn như phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên… các lực lượng này đóng vai trò hỗ trợ, tham mưu giúp việc để hiệu trưởng thực hiện tốt hoạt động quản lí tổ chuyên môn. Các biện pháp khác cũng đóng vai trò rất quan trọng, rất cần thiết để nâng cao biện pháp quản lí của hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn.

- Về mức độ thực hiện: Các đối tượng nghiên cứu đều đánh giá các biện pháp trên đều có tính khả thi, có nghĩa là có thể thực hiện và áp dụng vào hoạt động quản lí của hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn. Nổi trội là ý kiến đánh giá biện pháp: “Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát từ phía hiệu trưởng và các tổ chuyên môn trong hoạt động chuyên môn”. Đây là biện pháp có tính khả thi nhất vì hiệu trưởng tăng cường khâu kiểm tra giám sát là dễ thực hiện nhất trong số các biện pháp đã đưa ra. Biện pháp xếp ở vị trí thứ bậc 2 là: “Xây dựng cơ chế quản lí chặt chẽ, đồng bộ giữa hiệu trưởng và tổ chuyên môn phù hợp, có hiệu quả thiết thực”. Các ý kiến cho rằng hiệu trưởng muốn nâng cao hiệu quả quản lí các tổ chuyên môn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chuyên môn. Các biện pháp khác đều có thể áp dụng và thực hiện tốt.

Như vậy, các biện pháp mà chúng tôi nêu ra hoàn toàn có cơ sở khoa học và đã được khảo nghiệm nhằm xác định mức độ cần thiết và mức độ khả thi. Mức độ cần thiết được đánh giá cao hơn mức độ khả thi. Tuy nhiên các ý kiến đánh giá có sự phù hợp giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi cần tiến hành kiểm định sự tương quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2: Tƣơng quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi

STT Các biện pháp đề xuất r p

1.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và các lực lượng trong nhà trường về tầm quan trọng của tổ chuyên môn ở

trường THPT 0,42 0,00

2. Xây dựng cơ chế quản lí chặt chẽ, đồng bộ giữa hiệu trưởng và

tổ chuyên môn phù hợp, có hiệu quả thiết thực 0,35 0,00 3. Thực hiện dân chủ hóa trong quản lí các tổ chuyên môn 0,28 0,00 4. Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát từ phía hiệu trưởng và

các tổ chuyên môn trong hoạt động chuyên môn 0,31 0,00 5. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lí tổ chuyên môn

hoạt động có hiệu quả 0,36 0,00

6. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện phục vụ cho

tổ chuyên môn 0,27 0,00

Hoàn toàn có cơ sở khoa học để đi đến nhận định có sự tương quan thuận trong đánh giá của các đối tượng giữa nhận thức mức độ cần thiết và mức độ khả thi. Nghĩa là các đối tượng được khảo nghiệm đánh giá các biện pháp đã đưa ra là rất cần thiết và hoàn toàn có thể thực hiện, áp dụng vào hoạt động quản lí của hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn.

* Tiểu kết chương 3.

Để đề xuất các biện pháp quản lý tổ chuyên môn của người hiệu trưởng trường THPT tôi thấy cần tuân theo các nguyên tắc sau: phải căn cứ vào chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước; phải căn cứ vào các quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo; phải căn cứ vào chiến lược phát triển về giáo dục, văn hoá xã hội của Đảng bộ tỉnh Hải Dương; phải phù hợp tình hình thực tế địa phương.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cũng như việc tuân theo các nguyên tắc chung, tôi đề xuất 6 biện pháp đồng bộ để quản lý tổ chuyên môn của người hiệu trưởng trường THPT đó là: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và các lực lượng trong nhà trường về tầm quan trọng của tổ chuyên môn ở trường THPT; xây dựng cơ chế quản lí chặt chẽ, đồng bộ giữa hiệu trưởng và tổ chuyên môn phù hợp, có hiệu quả thiết thực; thực hiện dân chủ hóa trong quản lí các tổ chuyên môn; tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện phục vụ cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tổ chuyên môn; phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lí tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả; tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát từ phía hiệu trưởng và các tổ chuyên môn trong hoạt động chuyên môn.

Để khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu trên tôi đã xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến 11 đồng chí là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; 24 đồng chí là Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn, cán bộ thanh tra giáo dục; 20 đồng chí là tổ trưởng chuyên môn và 90 đồng chí là giáo viên của 04 trường THPT ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Kết quả thu được từ phiếu trưng cầu ý kiến sẽ được đánh giá theo từng mức độ khác nhau, cụ thể là 3 mức độ: mức độ thấp, mức độ trung bình, mức độ cao.

Kết quả xử lý cho thấy hệ số tương quan về nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện, cho phép khẳng định các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THPT tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương mà tôi đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 114 - 118)