Thực trạng vấn đề tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên ở các tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 52 - 56)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG THPT TẠI THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƢƠNG

2.2.3.Thực trạng vấn đề tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên ở các tổ chuyên môn

các tổ chuyên môn

2.2.3.1. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng vấn đề tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên ở các tổ chuyên môn

Bảng 2.10: Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng vấn đề tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bồi dƣỡng giáo viên ở các tổ chuyên môn 1 điểm ≤ X ≤ 3 điểm

STT Các nội dung Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1. Tuyển dụng giáo viên theo quy định của

công tác tổ chức cán bộ 2,75 0,44 2,33 0,58 2.

Đánh giá giáo viên theo các nguyên tắc, yêu cầu, quy trình của công tác tổ chức

cán bộ 2,72 0,45 2,27 0,73

3.

Sử dụng giáo viên theo yêu cầu của hội đồng chuyên môn theo trình độ năng lực giáo viên

2,77 0,42 2,35 0,69 4. Bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn 2,86 0,35 2,50 0,63 5. Tạo điều kiện cho giáo viên tiếp tục bồi

dưỡng nâng cao trình độ đào tạo 2,70 0,46 2,29 0,77 6. Chú ý phát huy năng lực tự học, tự bồi

dưỡng của giáo viên 2,67 0,47 2,37 0,49

Chung 2,75 0,43 2,35 0,65

Các đối tượng được nghiên cứu đều nhận thức rất cao mức độ cần thiết của hoạt động sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng cán bộ ở các tổ chuyên môn trong các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhà trường THPT hiện nay, việc thực hiện hoạt động sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng cán bộ là nội dung quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học, trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn sẽ quyết định chất lượng dạy và học. Các trường phải chú ý đến khâu tuyển dụng, đào tạo và đánh giá và bồi dưỡng giáo viên qua hàng năm là rất cần thiết.

Về đánh giá mức độ thực hiện, nhìn chung kết quả trung bình. Các hoạt động như tuyển dụng, bồi dưỡng, đánh giá giáo viên theo nguyên tắc được tiến hành một cách thường xuyên.

Cô giáo Nguyễn Thị Thủy phó hiệu trưởng trường THPT Phả Lại cho rằng:

“Các trường THPT trên địa bàn thị xã sẽ cử các giáo viên đi đào tạo trình độ trên chuẩn, nghĩa là cử các giáo viên theo học chương trình sau đại học, nhằm khẳng định vị thế của nhà trường trong công tác dạy và học. Đồng thời chú ý tới khâu đánh giá đúng đối tượng, tránh sự thiên lệch, tạo sự công bằng và đoàn kết trong nội bộ nhà trường”.

- Kiểm định tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện. Các ý kiến đều đánh giá rất cao mức độ cần thiết và đánh giá tương đối cao mức độ thực hiện, tuy nhiên để kiểm chứng, tôi tiến hành phân tích bằng thống kê toán học.

Bảng 2.11: Tƣơng quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện

STT Các nội dung r p

1. Tuyển dụng giáo viên theo quy định của công tác tổ chức cán bộ 0,07 0,46 2. Đánh giá giáo viên theo các nguyên tắc, yêu cầu, quy trình của

công tác tổ chức cán bộ 0,03 0,76

3. Sử dụng giáo viên theo yêu cầu của hội đồng chuyên môn theo

trình độ năng lực giáo viên 0,28 0,00

4. Bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn 0,35 0,00

5. Tạo điều kiện cho giáo viên tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ

đào tạo 0,17 0,04

6. Chú ý phát huy năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên 0,21 0,02 Kết quả ở bảng trên cho thấy có mối tương quan thuận ở hầu hết các nội dung, có nghĩa là có sự phù hợp ý kiến đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện. Tuy nhiên một số nội dung như: “Tuyển dụng giáo viên theo quy định của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

công tác tổ chức cán bộ”; “Đánh giá giáo viên theo các nguyên tắc, yêu cầu, quy trình của công tác tổ chức cán bộ” chưa có sự phù hợp, nghĩa là không có sự tương quan. Trong nhận thức mọi người đều cho rằng các nội dung này là quan trọng nhưng khi thực hiện gặp phải những khó khăn nhất định do cả về phía chủ quan và phía khách quan. Vì vậy có thể có một số ý kiến mâu thuẫn trong đánh giá các nội dung này về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện. Các nhà trường cần kiểm tra và điều chỉnh sao cho có sự phù hợp trang đánh giá và thực hiện các nội dung này.

- Kiểm định sự khác biệt giữa nhận thức mức độ cần thiết và mức độ thực hiện.

Bảng 2.12: Kiểm định sự khác biệt giữa nhận thức mức độ cần thiết và mức độ thực hiện STT Các nội dung Khác biệt ĐTB Khác biệt ĐLC

Khoảng tin cậy

95% t df p

Thấp Cao 1. Tuyển dụng giáo viên theo quy

định của công tác tổ chức cán bộ

0,42 0,70 0,30 0,55 6,68 144 0,00 2. Đánh giá giáo viên theo các

nguyên tắc, yêu cầu, quy trình của công tác tổ chức cán bộ

0,46 0,84 0,30 0,61 6,00 144 0,00 3. Sử dụng giáo viên theo yêu cầu

của hội đồng chuyên môn theo trình độ năng lực giáo viên

0,42 0,81 0,28 0,57 5,79 144 0,00 4. Bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn 0,36 0,73 0,23 0,49 5,47 144 0,00 5. Tạo điều kiện cho giáo viên bồi

dưỡng nâng cao trình độ đào

tạo 0,41 0,88 0,25 0,56 5,15 144 0,00

6. Chú ý phát huy năng lực tự

học, tự bồi dưỡng của giáo viên 0,30 0,60 0,19 0,41 5,56 144 0,00 Để có cơ sở khoa học khẳng định sự khác biệt ý kiến giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ khả thi, chúng tôi tiến hành phép kiểm định so sánh sự khác biệt giữa nhận thức mức độ cần thiết và mức độ thực hiện. Kết quả kiểm định ở trên khẳng định có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mặt toán học (p=0,00<0,01) giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện. Nhận thức mức độ cần thiết về vấn đề tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên ở trường trung học phổ thông rất cao, mức độ thực hiện cũng tương đối cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhưng hiện nay chưa đáp ứng được với mức độ cần thiết. Chính vì vậy, trong thời gian tiếp, các trường cần tăng cường khâu thực hiện các nội dung này một cách thích hợp.

2.2.3.2. Kết quả ý kiến đánh giá thực trạng vấn đề tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên ở các tổ chuyên môn lát cắt vị trí công tác

Bảng 2.13: Kết quả ý kiến đánh giá thực trạng vấn đề tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bồi dƣỡng giáo viên ở các tổ chuyên môn lát cắt vị trí công tác

1 điểm ≤ X ≤ 3 điểm

STT Các nội dung ĐTB, ĐLC

Vị trí công tác

Giáo viên Tổ trưởng chuyên môn Cán bộ quản lí cấp trường Chung MĐCT MĐTH MĐCT MĐTH MĐCT MĐTH MĐCT MĐTH 1. Tuyển dụng giáo viên theo quy định của công tác tổ chức cán bộ ĐTB 2,87 2,21 2,80 2,36 2,53 2,43 2,75 2,33 ĐLC 0,40 0,59 0,31 0,49 0,51 0,51 0,44 0,58 2. Đánh giá giáo viên theo các nguyên tắc, yêu cầu, của tổ chức cán bộ ĐTB 2,78 2,15 2,71 2,45 2,70 2,52 2,72 2,27 ĐLC 0,46 0,80 0,47 0,51 0,42 0,51 0,45 0,73 3. Sử dụng giáo viên theo yêu cầu của hội đồng chuyên môn theo trình độ năng lực giáo viên ĐTB 2,86 2,32 2,80 2,40 2,43 2,39 2,77 2,35 ĐLC 0,35 0,78 0,41 0,50 0,51 0,50 0,42 0,69

4. Bồi dưỡng giáo

viên đạt chuẩn ĐTB 2,89

2,43 2,83 2,55 2,80 2,51 2,86 2,50 ĐLC 0,32 0,69 0,41 0,51 0,39 0,51 0,35 0,63

5.

Tạo điều kiện cho giáo viên tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ đào tạo ĐTB 2,79 2,21 2,65 2,50 2,43 2,39 2,70 2,29 ĐLC 0,41 0,81 0,49 0,51 0,51 0,78 0,46 0,77 6. Chú ý phát huy năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên

ĐTB 2,70 2,35 2,75 2,37 2,52 2,40 2,67 2,37 ĐLC 0,46 0,49 0,44 0,50 0,51 0,49 0,47 0,49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả nghiên cứu theo lát cắt vị trí công tác cho thấy khoảng cách chênh lệch điểm trung bình trưng cầu ý kiến giữa các đối tượng cùng mức độ cần thiết và cùng mức độ thực hiện thể hiện tương đối rõ rệt sự khác biệt. Các nhóm đối tượng đều khẳng định mức độ cần thiết rất cao và nổi trội so với mức độ thực hiện.

Giữa ba nhóm đối tượng được nghiên cứu, kết quả ở bảng 2.13 cho thấy đối tượng giáo viên có ý kiến đánh giá mức độ cần thiết cao hơn nhóm tổ trưởng chuyên môn và nhóm cán bộ quản lí cấp trường. Điều đó cho thấy đối tượng giáo viên có nhu cầu rất cao về vấn đề tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên ở tất cả các nội dung được đưa ra. Tiếp đến là ý kiến đánh giá của nhóm tổ trưởng chuyên môn, cuối cùng là nhóm cán bộ quản lí cấp trường.

Cô giáo Nguyễn Thị Mai phó hiệu trưởng trường THPT Chí Linh cho rằng:

“Hiện nay, trường mà tôi đang công tác 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, một số giáo viên đang được nhà trường của đi học các khóa đào tạo sau đại học. Các nội dung mà tác giả đưa ra về tuyển dụng giáo viên theo quy định của công tác tổ chức cán bộ. Cần chú ý phát huy năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên…Những nội dung trên đánh giá đúng thực trạng hiện nay tại các trường THPT, tôi mong rằng các nhà trường chúng ta hãy khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm trong thời gian tới ”.

Đối tượng cán bộ quản lí cấp trường đánh giá cao mức độ thực hiện hơn nhóm tổ trưởng chuyên môn và nhóm giáo viên. Có thể khẳng định về vấn đề tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên ở các trường được nghiên cứu, nhóm cán bộ quản lí cấp trường đánh giá mức độ thực hiện nổi trội so với nhóm tổ trưởng chuyên môn và nhóm giáo viên.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 52 - 56)