Thực hiện các quy chế chuyên môn về dạy họ cở các tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 45 - 48)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG THPT TẠI THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƢƠNG

2.2.1.Thực hiện các quy chế chuyên môn về dạy họ cở các tổ chuyên môn

2.2.1.1. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện quy chế chuyên môn về dạy học ở các tổ chuyên môn.

Bảng 2.2: Kết quả tổng hợp ý kiến nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện quy chế chuyên môn về dạy học ở các tổ chuyên môn

1 điểm ≤ X ≤ 3 điểm

STT Các quy chế Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1. Qui chế sinh hoạt tổ chuyên môn 2,55 0,50 2,37 0,56

2. Qui chế về dạy học 2,72 0,45 2,41 0,49

3. Qui chế kiểm tra đánh giá kết quả học

tập 2,67 0,47 2,23 0,42

4. Qui chế tuyển dụng, đánh giá cán bộ 2,65 0,48 2,20 0,54 5. Qui chế đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 2,69 0,46 2,01 0,57 6. Qui chế thực hiện chính sách giáo viên 2,54 0,50 1,98 0,50

Chung 2,64 0,48 2,20 0,51

Kết quả trên cho thấy ý kiến đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các quy chế chuyên môn tương đối tốt. Nguyên nhân các đối tượng nhận thức và thực hiện tốt các quy chế trên là do có sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên và kịp thời của các tổ chuyên môn, đồng thời có sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí, công tác thanh tra trong các trường. Phỏng vấn thầy giáo Nguyễn Tiến Hùng Tổ trưởng tổ Văn - GDCD trường THPT Trần Phú cho rằng: “Bên cạnh sự chỉ đạo, kiểm tra sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi cũng rất tích cực kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn của các giáo viên, qua đó chúng tôi kịp thời đưa ra những ý kiến đánh giá và điều chỉnh kịp thời những hạn chế, phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn huy thế mạnh của mỗi giáo viên trong công việc chuyên môn của mỗi giáo viên. Đồng thời đưa ra hình thức khen thưởng chính xác sau mỗi học kì, mỗi năm học”.

- Kết quả tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện các quy chế chuyên môn về dạy học ở các tổ chuyên môn.

Bảng 2.3: Tƣơng quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện các quy chế chuyên môn về dạy học ở các tổ chuyên môn

STT Các quy chế r p

1. Qui chế sinh hoạt tổ chuyên môn 0,38 0,00

2. Qui chế về dạy học 0,35 0,00

3. Qui chế kiểm tra đánh giá kết quả học tập 0,28 0,00 4. Qui chế tuyển dụng, đánh giá cán bộ 0,40 0,00 5. Qui chế đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 0,20 0,03 6. Qui chế thực hiện chính sách giáo viên 0,15 0,11

Có sự tương quan thuận ở hầu hết các quy chế được đưa ra, chứng tỏ ý kiến đánh giá giữa mức độ nhận thức và mức độ thực hiện có sự tương đồng, nhận thức đúng đắn các quy chế chuyên môn về dạy học ở các tổ chuyên môn nên khâu thực hiện cũng tương đối tốt. Tuy nhiên đánh giá “Qui chế thực hiện chính sách giáo viên”. Mức độ nhận thức tương đối cao song khâu thực hiện chưa tương xứng.

Bảng 2.4: Kiểm định sự khác biệt giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện các quy chế chuyên môn về dạy học ở các tổ chuyên môn

STT Các quy chế Khác biệt ĐTB Khác biệt ĐLC Khoảng tin cậy 95% t df p Thấp Cao

1. Qui chế sinh hoạt tổ chuyên môn 0,19 0,68 0,07 0,31 3,04 144 0,00 2. Qui chế về dạy học 0,32 0,58 0,21 0,42 6,09 144 0,00 3. Qui chế kiểm tra đánh giá kết quả học tập 0,45 0,66 0,33 0,56 7,57 144 0,00 4. Qui chế tuyển dụng, đánh giá cán bộ 0,45 0,56 0,35 0,55 8,84 144 0,00 5. Qui chế đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 0,68 0,78 0,54 0,82 9,68 144 0,00 6. Qui chế thực hiện chính sách giáo viên 0,56 0,63 0,45 0,67 9,89 144 0,00 Bảng 2.4 cho thấy sự khác biệt về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các quy chế chuyên môn về dạy học ở các tổ chuyên môn trong tất cả các quy chế được đưa ra. Tuy nhiên, kết quả nhận thức lại không tương xứng với mức độ thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.1.2. Kết quả ý kiến nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện quy chế chuyên môn về dạy học ở các tổ chuyên môn lát cắt vị trí công tác

Bảng 2.5: Kết quả ý kiến nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện quy chế chuyên môn về dạy học ở các tổ chuyên môn lát cắt vị trí công tác

1 điểm ≤ X ≤ 3 điểm STT Các quy chế ĐTB, ĐLC Vị trí công tác Giáo viên Tổ trƣởng chuyên môn Cán bộ quản lí cấp trƣờng Chung MĐCT MĐTH MĐCT MĐTH MĐCT MĐTH MĐCT MĐTH

1. Qui chế sinh hoạt tổ chuyên môn ĐTB 2,59 2,36 2,65 2,35 2,35 2,39 2,55 2,37 ĐLC 0,50 0,60 0,49 0,49 0,49 0,50 0,50 0,56 2. Qui chế về dạy học ĐTB 2,75 2,41 2,75 2,50 2,61 2,30 2,72 2,41 ĐLC 0,44 0,50 0,44 0,51 0,50 0,47 0,45 0,49 3.

Qui chế kiểm tra đánh giá kết quả học tập ĐTB 2,75 2,18 2,65 2,50 2,43 2,17 2,67 2,23 ĐLC 0,44 0,38 0,49 0,51 0,51 0,39 0,47 0,42 4. Qui chế tuyển dụng, đánh giá cán bộ ĐTB 2,62 1,99 2,95 2,75 2,48 2,48 2,65 2,20 ĐLC 0,49 0,44 0,22 0,44 0,51 0,51 0,48 0,54 5. Qui chế đào tạo, bồi

dưỡng giáo viên

ĐTB 2,71 1,76 2,75 2,50 2,57 2,43 2,69 2,01 ĐLC 0,46 0,43 0,44 0,51 0,51 0,51 0,46 0,57 6. Qui chế thực hiện chính sách giáo viên ĐTB 2,51 1,80 2,65 2,35 2,57 2,30 2,54 1,98 ĐLC 0,50 0,40 0,49 0,49 0,51 0,47 0,50 0,50 Có ba nhóm tham gia đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn về nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện, bao gồm: Giáo viên, tổ trưởng chuyên môn và cán bộ quản lí cấp trường. Trong ba nhóm tham gia đánh giá đó, ý kiến đánh giá có sự khác nhau giữa các nhóm đối tượng theo từng loại quy chế liên quan đến công việc mà họ trực tiếp tham gia.

Về mức độ cần thiết: ba nhóm tham gia trưng cầu ý kiến đều có chung quan điểm khi cho rằng các quy chế chuyên môn về dạy học ở các tổ chuyên môn trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay là rất cần thiết. Nguyên nhân của việc đánh giá cao mức độ cần thiết là do các quy chế này là cơ sở định hướng hành động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và là sự cụ thể hóa các nhiệm vụ, mục tiêu, chức năng cụ thể mà mỗi đối tượng là giáo viên, tổ trưởng hay cán bộ quản lí đều phải nắm được. Cô giáo Nguyễn Thị Huệ giáo viên bộ môn Địa lý, trường THPT Chí Linh, cho rằng: “Theo ý kiến của cá nhân tôi, tôi đã trên 20 năm làm công tác giảng dạy, tôi cho rằng các quy chế mà phiếu trưng cầu ý kiến của tác giả đề tài đưa ra là những quy chế quan trọng, những chức danh, vị trí nào liên quan thì phải thực hiện tốt quy chế đó. Muốn làm tốt nhất công việc của mình thì phải nắm và hiểu rõ quy chế để dạy học hoặc tham gia quản lí”.

Về mức độ thực hiện: nhóm đối tượng là giáo viên, các quy chế mà họ thực hiện tốt nhất so với nhóm tổ trưởng chuyên môn và nhóm cán bộ quản lí cấp trường là: “Qui chế về dạy học”; của tổ tưởng chuyên môn ở hầu hết các quy chế như: “Qui chế sinh hoạt tổ chuyên môn”, “Qui chế kiểm tra đánh giá kết quả học tập”. Nhóm tổ trưởng chuyên môn, họ đánh giá việc thực hiện nổi bật là các quy chế: “Qui chế sinh hoạt tổ chuyên môn”; “Qui chế đào tạo, bồi dưỡng giáo viên”. Nhóm cán bộ quản lí cấp trường, họ thực hiện các quy chế trên là tốt nhất, cụ thể: “Qui chế tuyển dụng, đánh giá cán bộ” và quy chế “Qui chế thực hiện chính sách giáo viên”.

Như vậy, có thể thấy rằng những quy chế nào liên quan trực tiếp và nhiều nhất đến đối tượng nào thì nhóm đối tượng đó cũng thực hiện quy chế đó tốt nhất.

Thầy Nguyễn Văn Hội hiệu trưởng trường THPT Trần Phú cho rằng: “Trong các nhà trường THPT hiện nay có khá nhiều quy chế, trong đó những quy chế nào có liên quan đến đối tượng nào nhiều nhất thì nhóm đó phải là những người thực hiện nghiêm túc và hiệu quả tốt nhất. Có sự phân cấp và trách nhiệm rõ ràng với các đối tượng khác nhau trong từng quy chế mà các nhà trường đã và đang thực hiện”.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 45 - 48)