Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện điều kiện phục vụ tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 112 - 113)

- Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT (ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/QĐBDGĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT), quy định

c. Thực trạng quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng.

3.3.6. Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện điều kiện phục vụ tổ chuyên môn

* Điều kiện thực hiện biện pháp.

Các lực lượng giáo dục phải xây dựng kế hoạch để hoạt động và thúc đẩy sự phát triển của nhà trường: cần phải có đầy đủ các số liệu thống kê của các năm học trước về các mặt hoạt động, làm căn cứ cho việc đề ra các chỉ tiêu phấn đấu. Cần chú ý đến những thay đổi, cân nhắc các việc huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch, phấn đấu đạt các chỉ tiêu đề ra. Cần có các biện pháp ứng phó với các thay đổi trong quá trình thực hiện.

3.3.6. Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện điều kiện phục vụ tổ chuyên môn chuyên môn

* Mục tiêu của biện pháp.

Xây dựng cơ sở vật chất trường học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động dạy học, giáo dục đạt chất lượng tốt. Cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với quá trình dạy học nói chung và dạy học ở bậc THPT nói riêng. Là tiền đề quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học. Thực tế cho thấy sự thành công trong dạy học, giáo dục không chỉ phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đứng lớp mà còn phải phụ thuộc vào thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có của nhà trường. Có cơ sở vật chất đảm bảo, giáo viên sử dụng đồ dùng hợp lý trong dạy học sẽ làm tăng hiệu quả, chất lượng dạy học.

* Nội dung và cách tổ chức thực hiện.

Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học là nhu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cần thiết để làm cho bài học sinh động, trực quan giúp học sinh hiểu bài hơn, kết quả giảng dạy của giáo viên cao hơn. Hàng năm đề nghị cấp trên bổ sung thêm trang thiết bị hiện đại. Cũng có thể xin kinh phí để nhà trường tự mua thiết bị, phương tiện, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của bộ môn; khuyến khích giáo viên có sự chủ động, sáng tạo trong khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ giảng dạy. Nhà trường cần thường xuyên kiểm kê để nắm được tình hình thực tế, từ đó có sự bổ sung trang thiết bị đáp ứng nhu cầu về trang thiết bị trong dạy học.

* Điều kiện thực hiện biện pháp.

Sự quan tâm đầu tư của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, UBND thị xã về kinh phí cho việc tăng cường cơ sở vật chất - thiết bị dạy học. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của các tổ chức xã hội hỗ trợ nhà trường về các nguồn tài lực, vật lực, giúp tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường theo tinh thần xã hội hoá giáo dục. Nguồn kinh phí phải được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm, đúng mục đích, không bị thất thoát.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 112 - 113)