Các nguyên tắc của việc đề xuất các biện pháp.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 101 - 104)

- Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT (ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/QĐBDGĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT), quy định

c. Thực trạng quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng.

3.2. Các nguyên tắc của việc đề xuất các biện pháp.

Căn cứ vào mục tiêu chiến lược và giải pháp phát triển Giáo dục và Đào tạo đến năm 2020: Đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo nước nhà. Phấn đấu đến năm 2020, nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ đó, khi đề xuất các biện pháp phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:

* Đảm bảo tính mục tiêu.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống cho học sinh; đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với Giáo dục và Đào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tạo; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng; tiếp tục đổi mới chương trình, tăng cường nguồn nhân lực cho giáo dục, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, tăng cường hợp tác quốc tế về Giáo dục và Đào tạo; đảm bảo quy chế quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo; phù hợp với mục tiêu chiến lược của ngành giáo dục tỉnh Hải Dương, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn, tính kế thừa, tính khả thi.

* Đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất việc quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động của tổ chuyên môn thông qua cấp quản lý trung gian là tổ trưởng. Việc đề xuất các biện pháp cần phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quy trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn như: Lập kế hoạch quản lý hoạt động tổ chuyên môn; tổ chức chỉ đạo thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn; kiểm tra, đánh giá các hoạt động tổ chuyên môn. Sự đồng bộ giữa các yếu tố, thành viên tham gia vào việc quản lý hoạt động động tổ chuyên môn: các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, bộ phận phục vụ cho hoạt động giảng dạy và ngoại khoá chuyên môn. Đảm bảo tính đồng bộ với các biện pháp quản lý hoạt động khác trong nhà trường tạo sự thống nhất về định hướng trong quản lý để đạt mục tiêu giáo dục.

* Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn, từ những hạn chế, tồn đọng trong quá trình quản lý, tránh đề xuất các biện pháp đúng mà xa với thực tiễn quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Việc đề xuất các biện pháp quản lý phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của trường, của địa phương. Đặc biệt phù hợp với điều kiện khó khăn và mang tính đặc thù của thị xã miền núi. Biện pháp đề xuất phải khắc phục các mặt chưa làm được còn hạn chế hiện nay trong các khâu quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng.

Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý phải thể hiện và là sự cụ thể hoá mục tiêu đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước, nhà trường phù hợp với sự chế định của ngành trong quản lý. Có như vậy, các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng được đề xuất mới đảm bảo được sự phù hợp đường lối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giáo dục của Đảng, Nhà nước đồng thời mang tính cụ thể, thực tiễn giáo dục đặt ra, làm cho các biện pháp tồn tại được và có ý nghĩa trong thực tiễn chỉ đạo giáo dục.

* Đảm bảo tính kế thừa.

Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất các biện pháp quản lý mới. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải kế thừa các biện pháp quản lý đã và đang thực hiện. Có thể kế thừa toàn bộ các biện pháp, có thể kế thừa những điểm hay, điểm tối ưu của mỗi biện pháp, tránh phủ định sạch trơn toàn bộ và tạo ra hệ thống mới hoàn toàn nhưng không dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp đã có. Kế thừa là sự tiếp nối giữa cái quá khứ (đã làm) - hiện tại (đang tiến hành) và tương lai (sự vận động và phát triển của vấn đề quản lý).

Sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát thực tế. Làm được và quán triệt được những điều này trong nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lý có con mắt biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý, tránh được tình trạng siêu hình. Từ đó nhà quản lý giải quyết tốt những vấn đề mà thực tiễn quản lý hoạt động dạy học đặt ra.

* Đảm bảo tính khả thi.

Đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính kế thừa là những điều kiện cần thiết nhưng bên cạnh đó phải đảm bảo tính khả thi nếu không, tất cả các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn đề xuất ra đều không có giá trị và ý nghĩa trong thực tế quản lý.

Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tiễn giáo dục, quản lý giáo dục và phải phù hợp với hoàn cảnh điều kiện thực tế tại cơ sở giáo dục đó là các trường THPT tại thị xã Chí Linh.

Tính khả thi còn đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường THPT tại thị xã Chí Linh trở thành hiện thực và có hiệu quả cao trong các khâu, các chức năng quản lý.

Tính khả thi là điều kiện cần và đủ về mặt nguyên tắc phương pháp luận để các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các THPT tại thị xã Chí Linh có giá trị và trở thành hiện thực trong quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 101 - 104)