Biện pháp 3: Thực hiện dân chủ hóa trong quản lý các tổ chuyên môn.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 108 - 110)

- Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT (ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/QĐBDGĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT), quy định

c. Thực trạng quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng.

3.3.3. Biện pháp 3: Thực hiện dân chủ hóa trong quản lý các tổ chuyên môn.

* Mục tiêu của biện pháp.

Thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều trong Luật Giáo dục và Quyết định 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của nhà trường. Phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, cán bộ công chức trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp của Nhà nước. Trong nhà trường, dân chủ là cơ chế tổ chức hoạt động phát huy được tinh thần làm chủ của mọi thành viên trong quá trình xây dựng, phát triển nhà trường.

* Nội dung và cách tổ chức thực hiện.

Dân chủ trong việc xây dựng và quyết định những chủ trương, kế hoạch của nhà trường. Thực hiện dân chủ, mọi quyết sách của nhà trường phải hợp lòng dân, vừa đúng Luật pháp vừa mang tính thuyết phục đối với lực lượng sư phạm và các thành viên của nhà trường. Làm được như vậy, quyết sách của nhà trường đúng đắn, an toàn, sẽ được sự bảo vệ của Luật pháp và của tập thể. Khi đó sẽ tập hợp được những sáng kiến của tập thể, nhận được đầy đủ thông tin kể cả những ý kiến phản biện để ra quyết định đúng, tăng thêm sức mạnh của chủ trương quản lý, tập thể thống nhất ý chí, nhiệm vụ càng dễ hoàn thành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dân chủ trong quá trình thực thi nhiệm vụ, nếu dân chủ để xây dựng chủ trương và kế hoạch hoạt động của nhà trường là tập hợp ý kiến thì dân chủ trong quá trình thực thi nhiệm vụ là phát huy năng lực sáng tạo của mọi thành viên để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất, sớm nhất và ít tốn kém nhất. Dân chủ với học sinh, ngoài việc thực hiện dân chủ để phát huy vai trò làm chủ của học sinh trong nhà trường, dân chủ với học sinh còn là sự thể hiện phương thức đào tạo hiện đại, nâng cao tính tích cực, chủ động học tập trong học sinh của nhà trường. Dân chủ với học sinh thể hiện ở quan điểm giáo dục, ở thái độ hợp tác giữa thầy và trò trong quá trình dạy học, kết hợp tổ chức các hoạt động hộp thư, đối thoại hoặc thiết lập chế độ Ban đại diện học sinh.

Dân chủ với phụ huynh học sinh, đây là một vấn đề còn mới trong cơ chế hoạt động nhà trường hiện nay. Nhà trường phải xây dựng cơ chế dân chủ tích cực hơn nữa đối với phụ huynh học sinh, thu hút và phát huy vai trò phụ huynh học sinh theo nguyên lý kết hợp 3 môi trường giáo dục. Gia đình thực tế đã đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ, nên gia đình phải tham gia với nhà trường trong việc đóng góp sức lực và trách nhiệm để giáo dục học sinh một cách thường xuyên, hiệu quả và có hệ thống.

Dân chủ với các lực lượng xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 chỉ đạo các nhà trường thực hiện công khai các lĩnh vực hoạt động từ điều kiện đào tạo đến quy mô và chất lượng đào tạo, là một bước tiến bộ trong việc thực thi dân chủ đối với các lực lượng xã hội của nhà trường.

Tuy vậy, vấn đề cần nâng cao nhận thức hơn nữa về dân chủ của nhà trường đối với các lực lượng xã hội từ cả 2 phía: nhà trường phải xem việc công khai là nhiệm vụ, là lợi ích để tăng thêm sức mạnh đồng thuận từ xã hội cho việc hoàn thành nhiệm vụ, không than phiền, đối phó; và xã hội thông qua các tổ chức ban, ngành, đoàn thể phải có trách nhiệm thực sự, phải chia sẻ những khó khăn làm cản trở sự phát triển, đồng thời động viên thúc đẩy một cách tích cực đối với những nhân tố đổi mới tiến bộ của ngành.

Những biện pháp cơ bản để dân chủ hóa nhà trường: xây dựng và không ngừng củng cố cơ chế tổ chức thực thi dân chủ nhà trường. Cơ chế tổ chức dân chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bao gồm các tổ chức và đoàn thể là cơ quan đại diện, chế độ hoạt động và chất lượng hoạt động của các tổ chức đại diện ấy; xây dựng đầy đủ và hoàn chỉnh hệ thống pháp qui của đơn vị.

* Điều kiện thực hiện biện pháp.

Sự đoàn kết, hết lòng chăm lo cho sự phát triển nhà trường của đội ngũ. Một tập thể không có sự đoàn kết sẽ không có sự cởi mở, thân thiện để giải quyết được tận gốc những vướng mắc về tư tưởng, tình cảm và trách nhiệm của nhau trong đơn vị. Phẩm chất và trình độ quản lý của cán bộ, nhất là năng lực điều hành của thủ trưởng đơn vị.

Muốn làm chủ tốt, phải có khả năng làm chủ. Thật vậy, muốn phát huy tốt dân chủ trong nhà trường, mỗi thành viên nhà trường phải có trình độ, nắm vững các yêu cầu qui định của Luật pháp, biết giới hạn giữa quyền lợi của cá nhân với quyền lợi của tập thể nhà trường.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 108 - 110)