Quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 30 - 33)

1.3.2.1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của hiệu trưởng

Theo Điều 54 Luật Giáo dục thì:

“1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận với nhiệm kỳ 5 năm.

2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.

3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm công nhận hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo quy định…” [43].

Tại Điều 19 Điều lệ THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định hiệu trưởng nhà trường có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Tổ chức bộ máy nhà trường; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên; quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường; thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ.

Để làm tốt, người hiệu trưởng cần phải bao quát được 20 công việc sau đây: 1. Tổ chức quá trình dạy học, giáo dục, đào tạo trong nhà trường đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và yêu cầu quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường.

2. Đề ra được sứ mệnh, tầm nhìn và thông điệp phát triển nhà trường quán triệt nguyên lý giáo dục và chức năng Kinh tế - Sư phạm của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Xây dựng được kế hoạch phát triển chiến lược phát triển nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường.

4. Xác định kế hoạch năm học có mục tiêu rõ ràng với nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

5. Phối hợp tốt với các tổ chức Chính trị - Xã hội trong và ngoài nhà trường tập trung vào thực hiện sứ mệnh của nhà trường trong đời sống xã hội.

6. Cùng các nhà chuyên môn, giáo viên lựa chọn nội dung giảng dạy bám sát vào giáo trình, sách giáo khoa và có sự cập nhật với động thái phát triển kinh tế văn hóa của địa phương.

7. Tổ chức cải tiến phương pháp dạy học quán triệt các thành tựu đổi mới về phương pháp dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác.

8. Tuyển dụng, lựa chọn sử dụng giáo viên, công nhân viên, bố trí công việc chức trách phù hợp với năng lực hoàn cảnh của từng người, thúc đẩy họ lao động có hiệu quả.

9. Hỗ trợ khích lệ giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm sư phạm, khuyến khích giáo viên tổng kết và làm theo kinh nghiệm giáo dục tiên tiến.

10. Đảm bảo thực hiện tốt chỉ tiêu tuyển sinh mà cấp trên giao cho trường. 11. Xây dựng tập thể người học có động cơ và ý chí tự học, tự giáo dục. Chú ý các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giao lưu của học sinh.

12. Giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó trong học tập; bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh, chú ý kết hợp giáo dục và lao động sản xuất trong nhà trường theo các điều kiện hiện thực vừa sức với học sinh. Tập dượt cho học sinh yêu thích và thực hiện các nghiên cứu xã hội, tự nhiên ở địa phương phù hợp với nội dung đào tạo và trình độ của học sinh.

13. Theo dõi có hệ thống các thế hệ học sinh vào trường, ra trường, tổ chức mối liên hệ giữa nhà trường với học sinh đã ra trường thông qua ban liên lạc cựu học sinh nhà trường.

14. Xây dựng mối quan hệ tốt với tổ chức cha mẹ học sinh trong trường phối hợp thực hiện việc giáo dục học sinh và xây dựng phát triển nhà trường. Thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tốt công tác xã hội hóa giáo dục: phát huy ảnh hưởng của nhà trường vào cộng đồng và huy động cộng đồng tích cực tham gia xây dựng nhà trường.

15. Quản lý tốt cơ sở vật chất - sư phạm của nhà trường, thực hiện sự đồng bộ về các yêu cầu sư phạm, kinh tế, kỹ thuật đặt ra cho yếu tố thiết bị dạy học.

16. Xây dựng môi trường sư phạm của nhà trường đạt tới trạng thái tốt cho yêu cầu thực hiện các mục tiêu giáo dục rèn luyện phát triển nhân cách học sinh.

17. Quản lý công tác tài chính trường học theo đúng quy chế đã ban hành và thực sự tạo ra sự thúc đẩy cho mục tiêu phát triển nhà trường, cải tiến công tác hành chính văn thư của nhà trường đạt tới các sự thuận tiện quan hệ trong và ngoài nhà trường.

18. Chú ý công tác thi đua, khen thưởng trách phạt nghiêm minh kịp thời trong tập thể sư phạm và tập thể học sinh.

19. Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học thường xuyên và nghiêm túc.

20. Xây dựng nếp văn hóa nhà trường, truyền thống nhà trường; tổ chức tập thể sư phạm của nhà trường thành tổ chức biết học hỏi, chú ý công tác thông tin quản lý giáo dục EMIS trong nhà trường; không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý nhà trường và quy chế hoạt động nhà trường phù hợp với sự quản lý của ngành và lãnh thổ.

Đối với tổ chuyên môn, hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo gián tiếp thông qua tổ trưởng và vẫn có quyền quyết định cao nhất trong việc điều chỉnh hoạt động tổ chuyên môn.

1.3.2.2. Quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng là tác động có mục đích của hiệu trưởng để chỉ đạo, điều khiển tổ chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ của tổ nhằm đạt được mục tiêu dạy học và giáo dục theo từng năm học.

Muốn quản lý tốt được hoạt động của tổ chuyên môn, hiệu trưởng phải am hiểu tường tận việc giảng dạy, nắm vững nội dung chương trình các môn học, nắm vững đặc trưng phương pháp giảng dạy từng bộ môn. Thường xuyên nắm bắt và cập nhật các kiến thức và thành tựu về đổi mới phương pháp dạy học để chỉ đạo tập thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giáo viên nhà trường thực hiện. Người hiệu trưởng phải có năng lực tổ chức và điều hành để chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chuyên môn từ đó nâng cao hoạt động tổ chuyên môn thúc đẩy chất lượng dạy học. Hiệu trưởng không trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn mà thông qua tổ trưởng chuyên môn. Tất cả các nhiệm vụ chuyên môn của tổ triển khai đến giáo viên đều thông qua tổ trưởng.

Có thể thấy rõ hơn qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THPT

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 30 - 33)