Biện pháp 5: Phối hợp các lực lượng giáo dục quản lý tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 111 - 112)

- Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT (ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/QĐBDGĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT), quy định

c. Thực trạng quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng.

3.3.5. Biện pháp 5: Phối hợp các lực lượng giáo dục quản lý tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả.

động có hiệu quả.

* Mục tiêu của biện pháp.

Cùng với sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn thanh niên,... trong việc tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; quản lý nhà trường; công tác thi đua khen thưởng… Phối hợp các lực lượng giáo dục quản lý tổ chuyên môn để đổi mới cơ chế quản lý bằng thiết lập hành lang pháp lý trong việc điều hành và quản lý các hoạt động dạy của giáo viên cũng như hoạt động học tập của học sinh. Nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trong việc thực hiện quy chế chuyên môn, kế hoạch dạy học của giáo viên, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chương trình, quy chế chuyên môn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành. Qua đó, hiệu trưởng có thể đánh giá, phân loại chính xác trình độ năng lực và chất lượng của mỗi giáo viên cũng như chất lượng của đội ngũ trong nhà trường. Từ đó kịp thời điều chỉnh, tổ chức khắc phục những bất cập và có lộ trình cụ thể trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về các mặt trong hoạt động dạy học.

* Nội dung và cách tổ chức thực hiện.

Các lực lượng giáo dục trong nhà trường cần có kế hoạch hoạt động, mỗi hoạt động cần có sự chuẩn bị cụ thể, chu đáo. Trong quá trình hoạt động, nếu xét thấy cần thiết chưa hiệu quả và tác dụng thì báo cáo hiệu trưởng. Đặc biệt chú trọng đến quan hệ giữa các bộ phận, thành phần để có sự điều tiết hài hoà, phù hợp. Quan hệ ấy cũng có nhiều tầng bậc, do vai trò, vị trí của từng bộ phận trong mối quan hệ phối hợp.

Sự tổ chức và hoạt động của các lực lượng giáo dục trong nhà trường để quản lý tổ chuyên môn cần đảm bảo các nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ, các lực lượng xã hội cùng tham gia trong khuôn khổ các qui định của Nhà nước và của ngành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong mỗi một thời gian, sự điều hoà, phối hợp của các lực lượng giáo dục cần có sự cụ thể hoá các hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, tận dụng được các cơ hội thuận lợi ở địa phương và đơn vị. Sau mỗi thời gian phải có sơ kết, đánh giá kết quả công việc, rút ra bài học kinh nghiệm, có kế hoạch cụ thể cho thời gian tiếp theo. Cùng nhau giải quyết khó khăn, phát huy mọi sáng tạo để hoàn thành công việc, cùng nhau phân công, phân nhiệm hợp lý và rõ ràng, cùng nhau đôn đốc, theo dõi, động viên, kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả công tác.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác xây dựng, hoạt động của tổ

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)