Tăng cường công tác quản lý và điều hành của lãnh đạo Toà dân sự TANDTC trong việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 128 - 129)

sự TANDTC trong việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm

Căn cứ vào nhiệm vụ công tác, “Quy chế dân chủ” của cơ quan và “Quy chế làm việc” của Toà dân sự TANDTC, cần đề ra nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể cho từng chức danh của cán bộ, công chức Toà dân sự TANDTC. Theo quy chế thì trong một tháng, mỗi thẩm tra viên, chuyên viên phải giải quyết được bình quân tối thiểu từ 6 vụ án trở lên. Trong số đó có vụ việc đơn giản, có vụ việc phức tạp, thậm chí có vụ án thẩm tra viên, chuyên viên phải báo cáo nhiều lần, nhiều cấp mới có kết luận hoặc phải đi xác minh thực tế, làm việc với các Toà án địa phương hoặc cơ quan hữu quan, mất nhiều thời gian và công sức mới giải quyết được. Vì vậy, đối với lãnh đạo Toà dân sự TANDTC cần tập trung vào các mặt công tác sau:

- Thường xuyên nhắc nhở thẩm tra viên, chuyên viên rà soát xem vụ án nào mà đương sự khiếu nại có tính chất bức xúc, gay gắt; thống kê theo dõi, chỉ đạo những vụ án có ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, UỶ ban MTTQVN, các đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan, đoàn thể ở Trung ương và địa phương để lưu ý giải quyết trước; những vụ có quyết định hoãn thi hành án thì phải khẩn trương nghiên cứu hồ sơ vụ án, đảm bảo giải quyết xong trong thời hạn hoãn thi hành án.

- Thường xuyên kiểm tra sổ thụ lý đơn khiếu nại, có biện pháp chỉ đạo kịp thời điều chuyển đơn khiếu nại cho các thẩm tra viên, chuyên viên, tránh tình trạng trong một thời hạn có người phải giải quyết nhiều việc, có người lại không có đủ khối lượng việc để giải quyết.

- Chỉ đạo Phòng nghiệp vụ hàng tháng, hàng quý thống kê các vụ án có khiếu nại mà bản án, quyết định sắp hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm để có kết hoạch giải quyết kịp thời.

- Hàng tuần, hàng tháng phải thống kê được danh sách các vụ án phải báo cáo Chánh án hoặc Hội đồng Thẩm phán và thường xuyên đôn đốc chỉ đạo trong đơn vị và đề xuất với lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao đường lối giải quyết.

- Thô lý và lên lịch phiên toà xét xử giám đốc thẩm các vụ án có kháng nghị thuộc thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm của Toà dân sự TANDTC ngày sau khi VKSNDTC chuyển hồ sơ đến, đồng thời chuẩn bị những nội dung cần thiết cho phiên toà giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.

Đối với những vu án phức tạp cần có sự thống nhất về đường lối giải quyết lãnh đạo Toà chủ động hoặc theo chỉ đạo của lãnh đạo TANDTC, tổ chức các cuộc họp liên ngành (Vụ 5 VKSNDTC và các cơ quan hữu quan khác) để trao đổi, phối hợp cùng giải quyết khiếu nại của đương sự.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 128 - 129)