Về việc cung cấp, thu thập chứng cứ trong giai đoạn giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 124 - 128)

BLTTDS không quy định thời hạn giao nộp chứng cứ, dẫn đến một thực tế là đương sự thực hiện quyền giao nộp chứng cứ cả ở giai đoạn giám đốc thẩm. Đây là một điểm không hợp lý của BLTTDS, trái với nguyên tắc đương sự phải chứng minh, nguyên tắc tranh tụng và sự công bằng trong tranh tụng, kéo dài việc xét xử, không có điểm dừng rõ ràng trong tố tụng. Vì vậy, cần phải tính đến việc hoàn thiện nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc chứng minh của các đương sự trong tố tụng dân sự bằng các quy định cụ thể và hợp lý hơn thì mới hiện thực hoá các quy định của Hiến pháp về hiệu lực của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Trong hoạt động giám đốc thẩm tại Toà dân sự TANDTC hiện nay vẫn có tình trạng khi đương sự khiếu nại, bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật thì đồng thời cũng xuất trình thêm tài liệu, chứng cứ mới, chưa được xem xét trong quá trình giải quyết vụ án trước đây, nhưng tài liệu, chứng cứ này lại không thuộc loại chứa đựng tình tiết mới làm căn cứ kháng nghị tái thẩm. Việc đương sự cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ sau khi bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật, làm cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm rất lúng túng khi giải quyết.

3.2.2. Hoàn thiện về tổ chức và cải tiến lề lối làm việc của Toà dân sựTANDTC TANDTC

3.2.2.1. Tăng cường biên chế và cải cách về cơ cấu tổ chức Toà dânsự TANDTC sự TANDTC

Hiện nay số lượng cán bộ, công chức thuộc biên chế Toà dân sự TANDTC trực tiếp giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm còn thiếu, đặc biệt là số lượng các thẩm tra viên, chuyên viên nên tỷ lệ đơn khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm còn tồn đọng nhiều và tăng nhanh theo từng năm. Mặt khác, số lượng thẩm tra viên, chuyên viên có trình độ, giàu kinh nghiệm công tác là không nhiều. Lẽ ra, để đáp ứng được đòi hỏi về công việc của Toà

dân sự TANDTC thì cần phải bổ sung những người có năng lực chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm, nhưng thực tế số lượng cán bộ, công chức được Vụ Tổ chức cán bộ TANDTC bổ sung hàng năm cho Toà dân sự TANDTC chủ yếu lại là cán bộ trẻ, chưa có kinh nghiệm làm việc, nên hiệu quả công tác còn thấp cả về số lượng và chất lượng. Số lượng cán bộ, công chức thuộc diện này đa số do tuyển mới hàng năm, từ nguồn cử nhân Luật vừa mới tốt nghiệp. Trước đây, để trở thành chuyên viên, thẩm tra viên Toà chuyên trách TANDTC thì phải là những người đã kinh qua công tác nhiều năm trong ngành Toà án hoặc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật khác, nhiều trường hợp đã là Thẩm phán của các Toà án địa phương hoặc Ýt ra cũng phải là Thư ký, chuyên viên của các Toà phúc thẩm TANDTC. Những cán bộ, công chức thuộc diện này không chỉ có kiến thức về pháp luật, mà còn nắm rõ quy trình xây dựng một hồ sơ vụ án dân sự cũng như quá trình tiến hành tố tụng ở các Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, nên việc kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử của Toà án cấp dưới là tương đối hiệu quả, các đề xuất có chất lượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để điều chuyển các đối tượng này về công tác tại Toà dân sự TANDTC là rất khó khăn, vì đồng lương thì không thể thay đổi, còn các điều kiện khác về chỗ ở, sinh hoạt, đi lại cho họ và gia đình thì không hÒ có, trong khi để yên tâm công tác thì vấn đề ổn định cuộc sống gia đình là ưu tiên hàng đầu. Đa số những người đã công tác lâu năm trong ngành Toà án ở các địa phương đều không muốn xáo trộn cuộc sống sinh hoạt, nên việc động viên họ về nhận công tác tại Toà dân sự TANDTC là một bài toán mà một số năm gần đây chưa tìm được lời giải thích hợp.

Bên cạnh đó, các quan hệ pháp luật dân sự là rất đa dạng, gồm nhiều mảng việc có tính đặc thù; đồng thời qua tham khảo xu hướng của nhiều quốc gia có nền tư pháp tiến bộ thì hầu hết đều tách việc giải quyết các tranh chấp dân sự ra nhiều nhóm khác nhau để giải quyết riêng (dân dân sự, Toà Hôn

nhân và gia đình, Toà Sở hữu trí tuệ). Vì vậy, trong tiến trình cải cách tư pháp, cũng cần tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm của các nước, trên cơ sở đối chiếu với điều kiện thực tế để có giải pháp thích hợp, nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết các vụ án dân sự, trong đó có hoạt động giám đốc thẩm tại Toà dân sự TANDTC.

3.2.2.2. Cải tiến lề lối làm việc tại Toà dân sự TANDTC a. Tăng cường hiệu quả giải quyết đơn khiếu nại a. Tăng cường hiệu quả giải quyết đơn khiếu nại

Công tác giám đốc thẩm có vị trí rất quan trọng trong pháp luật tố tông dân sự. Thông qua hoạt động giám đốc thẩm các vụ án dân sự, TANDTC thực hiện nhiệm vụ tổng kết thực tiễn xét xử và hướng dẫn việc áp dụng pháp luật thống nhất trong việc giải quyết các vụ án dân sự; kịp thời sửa chữa những sai lầm của bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân các cấp, bảo vệ lợi Ých của Nhà nước, quyền và lợi Ých hợp pháp của các tổ chức và công dân.

Trên cơ sở phân tích, tìm hiểu những đặc điểm và quy trình áp dụng pháp luật trong hoạt động giám đốc thẩm như tác giả đã trình bày ở trên đồng thời căn cứ vào việc tìm ra những bất cập, tồn tại cũng như nguyên nhân của chúng. Để nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm tại Toà dân sự TANDTC, điều cần thiết đầu tiên là phải có những biện pháp mang tính nội tại cụ thể về mặt quản lý, điều hành, tác nghiệp có khả năng tạo ra sự năng động, uyển chuyển, tích cực và tính trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm, trong hoạt động xét xử giám đốc thẩm tại Toà dân sự TANDTC với điều kiện song song là tiến hành đồng thời các giải pháp về hoàn thiện pháp luật, áp dụng pháp luật, đào tạo cán bộ và kiện toàn các điều kiện làm việc.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w